Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198884

THANH HÓA: TIẾP TỤC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Ngày 01/10/2021 15:23:26

Ngày 30-9, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 402- CV/TU, gửi Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh; Các ban, sở, ngành, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh; Các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; Các đồng chí Tỉnh ủy viên về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Nội dung công văn nêu rõ:
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, trong những ngày vừa qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tiếp tục triển khai các biện pháp để kiểm soát, đẩy lùi và thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. Công tác phòng, chống dịch đã tập trung vào việc siết chặt quản lý bên ngoài, kiểm soát mọi nguy cơ mầm bệnh xâm nhập vào địa bàn để giữ vững ổn định bên trong, mở lại một số hoạt động và loại hình kinh doanh dịch vụ với yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch. Đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn đang được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, một bộ phận tổ chức, doanh nghiệp, người dân, trong đó có cả cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch; không ít người vẫn còn biểu hiện lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, ý thức phòng, chống dịch chưa cao, nhất là sau khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng, các địa phương, nhất là cấp cơ sở còn hạn chế. Tỷ lệ ứng dụng công nghệ khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra, vào địa điểm công cộng bằng mã QR code chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng vẫn luôn thường trực, nhất là khi các tỉnh, thành phố đang có dịch thực hiện các biện pháp nới lỏng phòng dịch, dẫn tới số người ở vùng có dịch trở về địa phương gia tăng.
Để giữ vững thành quả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công “Mục tiêu kép”; tại phiên họp ngày 29/9/2021, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các huyện, thị, thành ủy khẩn trương tập trung thực hiện một số biện pháp trọng tâm sau:
1. Tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện bảo đảm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo chủ trương, chiến lược mới của Trung ương với 03 chủ thể chính là Nhà nước - Doanh nghiệp - Người dân. Trong đó, Nhà nước là chủ thể quản lý, phải đi trước một bước và cấp ủy, chính quyền cơ sở là trọng tâm trong chiến lược phòng, chống dịch mới; Nhân dân là trung tâm, là chủ thể, là “chiến sĩ”, mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là “pháo đài” quyết định sự thành công trong phòng, chống dịch. Các cấp, các ngành tăng cường thông tin, tuyên truyền, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong phòng, chống dịch bệnh, nhằm tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch; tuân thủ nghiêm ngặt khuyến cáo 5K, kể cả những người đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin; biết tự lấy mẫu xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên; không ra ngoài địa bàn tỉnh nếu không thực sự cần thiết; tiếp tục ủng hộ chiến dịch tiêm chủng diện rộng trên địa bàn tỉnh nhằm đạt mục tiêu cao nhất.
2. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý mọi tình huống liên quan đến dịch bệnh; thực hiện mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân là trên hết, trước hết, gắn với thực hiện “mục tiêu kép”, chiến lược “Vắc xin + 5K + công nghệ + truyền thông” và phương châm “hai chống, ba xây”, dự phòng, tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở, gắn với trách nhiệm người đứng đầu; đề cao vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở và ý thức của người dân, người lao động. Các xã, phường, thị trấn phải tiếp tục củng cố toàn diện về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và chuẩn bị tốt phương án sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, mọi cấp độ diễn biến của dịch bệnh trong tình hình mới, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các ca lây nhiễm và tử vong.
Từng địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh phải chủ động chuẩn bị phương án, kế hoạch, nhất là bổ sung, điều chỉnh các nội quy, quy chế, quy định, quy tắc ứng xử cho phù hợp, sát với đặc thù, điều kiện cụ thể của từng ngành nghề, lĩnh vực… để chủ động chuyển sang thích ứng, tấn công dịch bệnh với lộ trình, bước đi cụ thể, chắc chắn, có kiểm soát, vừa khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới, vừa có giải pháp thích ứng an toàn, giảm thiểu tác hại, ứng phó hiệu quả với dịch bệnh COVID-19, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong quý IV và cả năm 2021.
Hằng ngày, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện phải đánh giá mức độ nguy cơ, yếu tố rủi ro tác động vào địa bàn để xác định địa chỉ, đối tượng lấy mẫu xét nghiệm, tầm soát chủ động với quy mô lấy mẫu nhỏ nhất nhưng có tính đại diện cao nhất, hiệu quả nhất và thực hiện xét nghiệm theo mẫu gộp. Khi phát hiện ca F0, phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nhanh chóng truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng khoa học, xử lý dứt điểm ca bệnh, ổ dịch, tuyệt đối không để dịch lây lan ra địa bàn. Đồng thời, tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, của các tổ COVID-19 cộng đồng, tổ an toàn COVID trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
3. Tăng cường củng cố, nâng cao năng lực y tế, trong đó đề cao vai trò của y tế cơ sở, y tế cấp huyện. Ngành Y tế phải theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là các biến thể mới; thường xuyên cập nhật, điều chỉnh phương pháp, biện pháp phòng ngừa, xét nghiệm, tiêm chủng và điều trị với tinh thần tự lực, tự cường; tính toán kỹ phương án, phương thức vận hành để phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình trạm y tế lưu động khi cần thiết theo yêu cầu của Bộ Y tế gắn với trạm y tế cấp xã phù hợp với thực tế tại các địa bàn (khu vực đô thị tập trung, đô thị không tập trung, khu vực nông thôn, khu vực miền núi, biên giới); khẩn trương xây dựng tài liệu hướng dẫn cơ bản về phòng ngừa, điều trị khi mắc COVID-19 để người dân tự phòng, tự tránh, tự chữa bệnh, tự xét nghiệm tại nhà. Nâng cao năng lực xét nghiệm RT-PCR tại các địa phương, đơn vị đã được trang bị máy xét nghiệm, phấn đấu đạt 8.000 mẫu đơn/ngày, 80.000 mẫu gộp/ngày khi có tình huống xảy ra.
Ngành Y tế khẩn trương rà soát lại việc xét nghiệm đối với những người đã tiêm 2 mũi vắc xin làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo vừa phù hợp với các quy định chung, vừa sát với thực tiễn, tránh lãng phí; xây dựng hướng dẫn đối với các đối tượng có nguy cơ, các khu vực có nguy cơ cần phải chỉ định lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, tầm soát chủ động trên địa bàn tỉnh; tiếp tục củng cố năng lực để thu dung, điều trị đảm bảo các trường hợp F0 ở Thanh Hóa được chăm sóc y tế ở mức tốt nhất. Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, trên cơ sở vận dụng phác đồ điều trị mới nhất của Bộ Y tế, cũng như kinh nghiệm điều trị của các tỉnh, thành bạn phấn đấu tỷ lệ khỏi bệnh cao, tử vong thấp. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tất cả vì người bệnh của đội ngũ y, bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19; bảo đảm điều kiện tốt nhất về thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm trong điều trị bệnh nhân COVID-19.
4. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành chức năng và các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế bền vững của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 thích ứng với lộ trình kiểm soát dịch bệnh, trọng tâm là phục hồi ngành du lịch, dịch vụ và các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
- Sở Y tế xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai tiêm vắc xin với số lượng lớn từ nay đến cuối năm 2021; đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên; tăng độ bao phủ mũi 1 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định; khẩn trương triển khai kế hoạch tiêm chủng ngay và hoàn thành trong vòng 07 ngày kể từ khi được phân bổ vắc xin.
- Sở Giao thông vận tải, Sở Ngoại vụ chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan rà soát quy trình, thủ tục, giải quyết thuận lợi việc nhập cảnh đối với các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài, du khách và thân nhân vào Việt Nam theo nhu cầu, bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng, chống dịch theo hướng nhanh hơn, linh hoạt hơn, rút gọn hơn và thông thoáng hơn, nhất là đối với các trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19, có xét nghiệm âm tính PCR hoặc test nhanh kháng nguyên với thời gian phù hợp.
- Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục củng cố năng lực công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch. Đẩy mạnh việc thiết lập các điểm kiểm soát dịch bằng mã QR tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, điểm kinh doanh; yêu cầu người dân thực hiện quét mã QR khi đi đến các địa điểm theo quy định để kiểm soát chặt chẽ quá trình di chuyển, phục vụ công tác quản lý khi cần thiết. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch xâm nhập, quản lý có hiệu quả người, phương tiện đi về, đi ra từ vùng có dịch phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch của địa phương. Thực hiện tốt công tác vận tải, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, thuận lợi, không gây ách tắc, song phải phù hợp với yêu cầu và quy định phòng, chống dịch ở khu vực biên giới, cửa khẩu trên cơ sở chủ động, thường xuyên trao đổi thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch với các địa phương đang có các ổ dịch, chùm lây nhiễm hoặc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, nhất là cơ chế, biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện đi, đến giữa các địa phương. Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin về kết quả xét nghiệm test nhanh đối với lái xe tại các chốt kiểm soát ra, vào tỉnh và điểm giao nhận hàng đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí.
6. Trên cơ sở chỉ đạo mới của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp; tăng cường đối thoại, tháo gỡ kịp thời, thực chất, hiệu quả những khó khăn, vướng mắc theo từng loại hình doanh nghiệp; tích cực, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, chủ trương về điều kiện cần và đủ để tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp nhằm đạt “mục tiêu kép”. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội; rà soát kỹ, hỗ trợ kịp thời đến từng đối tượng theo chính sách của Trung ương, của Tỉnh bảo đảm không bỏ sót đối tượng, công khai, minh bạch, công bằng; chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong việc mua sắm vật tư, thiết bị sinh phẩm…
Giao Sở Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh) theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Công văn này, kịp thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh những vấn đề phức tạp phát sinh.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa

 

THANH HÓA: TIẾP TỤC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Đăng lúc: 01/10/2021 15:23:26 (GMT+7)

Ngày 30-9, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 402- CV/TU, gửi Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh; Các ban, sở, ngành, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh; Các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; Các đồng chí Tỉnh ủy viên về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Nội dung công văn nêu rõ:
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, trong những ngày vừa qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tiếp tục triển khai các biện pháp để kiểm soát, đẩy lùi và thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. Công tác phòng, chống dịch đã tập trung vào việc siết chặt quản lý bên ngoài, kiểm soát mọi nguy cơ mầm bệnh xâm nhập vào địa bàn để giữ vững ổn định bên trong, mở lại một số hoạt động và loại hình kinh doanh dịch vụ với yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch. Đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn đang được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, một bộ phận tổ chức, doanh nghiệp, người dân, trong đó có cả cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch; không ít người vẫn còn biểu hiện lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, ý thức phòng, chống dịch chưa cao, nhất là sau khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng, các địa phương, nhất là cấp cơ sở còn hạn chế. Tỷ lệ ứng dụng công nghệ khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra, vào địa điểm công cộng bằng mã QR code chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng vẫn luôn thường trực, nhất là khi các tỉnh, thành phố đang có dịch thực hiện các biện pháp nới lỏng phòng dịch, dẫn tới số người ở vùng có dịch trở về địa phương gia tăng.
Để giữ vững thành quả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công “Mục tiêu kép”; tại phiên họp ngày 29/9/2021, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các huyện, thị, thành ủy khẩn trương tập trung thực hiện một số biện pháp trọng tâm sau:
1. Tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện bảo đảm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo chủ trương, chiến lược mới của Trung ương với 03 chủ thể chính là Nhà nước - Doanh nghiệp - Người dân. Trong đó, Nhà nước là chủ thể quản lý, phải đi trước một bước và cấp ủy, chính quyền cơ sở là trọng tâm trong chiến lược phòng, chống dịch mới; Nhân dân là trung tâm, là chủ thể, là “chiến sĩ”, mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là “pháo đài” quyết định sự thành công trong phòng, chống dịch. Các cấp, các ngành tăng cường thông tin, tuyên truyền, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong phòng, chống dịch bệnh, nhằm tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch; tuân thủ nghiêm ngặt khuyến cáo 5K, kể cả những người đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin; biết tự lấy mẫu xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên; không ra ngoài địa bàn tỉnh nếu không thực sự cần thiết; tiếp tục ủng hộ chiến dịch tiêm chủng diện rộng trên địa bàn tỉnh nhằm đạt mục tiêu cao nhất.
2. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý mọi tình huống liên quan đến dịch bệnh; thực hiện mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân là trên hết, trước hết, gắn với thực hiện “mục tiêu kép”, chiến lược “Vắc xin + 5K + công nghệ + truyền thông” và phương châm “hai chống, ba xây”, dự phòng, tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở, gắn với trách nhiệm người đứng đầu; đề cao vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở và ý thức của người dân, người lao động. Các xã, phường, thị trấn phải tiếp tục củng cố toàn diện về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và chuẩn bị tốt phương án sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, mọi cấp độ diễn biến của dịch bệnh trong tình hình mới, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các ca lây nhiễm và tử vong.
Từng địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh phải chủ động chuẩn bị phương án, kế hoạch, nhất là bổ sung, điều chỉnh các nội quy, quy chế, quy định, quy tắc ứng xử cho phù hợp, sát với đặc thù, điều kiện cụ thể của từng ngành nghề, lĩnh vực… để chủ động chuyển sang thích ứng, tấn công dịch bệnh với lộ trình, bước đi cụ thể, chắc chắn, có kiểm soát, vừa khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới, vừa có giải pháp thích ứng an toàn, giảm thiểu tác hại, ứng phó hiệu quả với dịch bệnh COVID-19, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong quý IV và cả năm 2021.
Hằng ngày, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện phải đánh giá mức độ nguy cơ, yếu tố rủi ro tác động vào địa bàn để xác định địa chỉ, đối tượng lấy mẫu xét nghiệm, tầm soát chủ động với quy mô lấy mẫu nhỏ nhất nhưng có tính đại diện cao nhất, hiệu quả nhất và thực hiện xét nghiệm theo mẫu gộp. Khi phát hiện ca F0, phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nhanh chóng truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng khoa học, xử lý dứt điểm ca bệnh, ổ dịch, tuyệt đối không để dịch lây lan ra địa bàn. Đồng thời, tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, của các tổ COVID-19 cộng đồng, tổ an toàn COVID trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
3. Tăng cường củng cố, nâng cao năng lực y tế, trong đó đề cao vai trò của y tế cơ sở, y tế cấp huyện. Ngành Y tế phải theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là các biến thể mới; thường xuyên cập nhật, điều chỉnh phương pháp, biện pháp phòng ngừa, xét nghiệm, tiêm chủng và điều trị với tinh thần tự lực, tự cường; tính toán kỹ phương án, phương thức vận hành để phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình trạm y tế lưu động khi cần thiết theo yêu cầu của Bộ Y tế gắn với trạm y tế cấp xã phù hợp với thực tế tại các địa bàn (khu vực đô thị tập trung, đô thị không tập trung, khu vực nông thôn, khu vực miền núi, biên giới); khẩn trương xây dựng tài liệu hướng dẫn cơ bản về phòng ngừa, điều trị khi mắc COVID-19 để người dân tự phòng, tự tránh, tự chữa bệnh, tự xét nghiệm tại nhà. Nâng cao năng lực xét nghiệm RT-PCR tại các địa phương, đơn vị đã được trang bị máy xét nghiệm, phấn đấu đạt 8.000 mẫu đơn/ngày, 80.000 mẫu gộp/ngày khi có tình huống xảy ra.
Ngành Y tế khẩn trương rà soát lại việc xét nghiệm đối với những người đã tiêm 2 mũi vắc xin làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo vừa phù hợp với các quy định chung, vừa sát với thực tiễn, tránh lãng phí; xây dựng hướng dẫn đối với các đối tượng có nguy cơ, các khu vực có nguy cơ cần phải chỉ định lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, tầm soát chủ động trên địa bàn tỉnh; tiếp tục củng cố năng lực để thu dung, điều trị đảm bảo các trường hợp F0 ở Thanh Hóa được chăm sóc y tế ở mức tốt nhất. Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, trên cơ sở vận dụng phác đồ điều trị mới nhất của Bộ Y tế, cũng như kinh nghiệm điều trị của các tỉnh, thành bạn phấn đấu tỷ lệ khỏi bệnh cao, tử vong thấp. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tất cả vì người bệnh của đội ngũ y, bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19; bảo đảm điều kiện tốt nhất về thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm trong điều trị bệnh nhân COVID-19.
4. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành chức năng và các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế bền vững của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 thích ứng với lộ trình kiểm soát dịch bệnh, trọng tâm là phục hồi ngành du lịch, dịch vụ và các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
- Sở Y tế xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai tiêm vắc xin với số lượng lớn từ nay đến cuối năm 2021; đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên; tăng độ bao phủ mũi 1 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định; khẩn trương triển khai kế hoạch tiêm chủng ngay và hoàn thành trong vòng 07 ngày kể từ khi được phân bổ vắc xin.
- Sở Giao thông vận tải, Sở Ngoại vụ chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan rà soát quy trình, thủ tục, giải quyết thuận lợi việc nhập cảnh đối với các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài, du khách và thân nhân vào Việt Nam theo nhu cầu, bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng, chống dịch theo hướng nhanh hơn, linh hoạt hơn, rút gọn hơn và thông thoáng hơn, nhất là đối với các trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19, có xét nghiệm âm tính PCR hoặc test nhanh kháng nguyên với thời gian phù hợp.
- Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục củng cố năng lực công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch. Đẩy mạnh việc thiết lập các điểm kiểm soát dịch bằng mã QR tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, điểm kinh doanh; yêu cầu người dân thực hiện quét mã QR khi đi đến các địa điểm theo quy định để kiểm soát chặt chẽ quá trình di chuyển, phục vụ công tác quản lý khi cần thiết. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch xâm nhập, quản lý có hiệu quả người, phương tiện đi về, đi ra từ vùng có dịch phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch của địa phương. Thực hiện tốt công tác vận tải, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, thuận lợi, không gây ách tắc, song phải phù hợp với yêu cầu và quy định phòng, chống dịch ở khu vực biên giới, cửa khẩu trên cơ sở chủ động, thường xuyên trao đổi thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch với các địa phương đang có các ổ dịch, chùm lây nhiễm hoặc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, nhất là cơ chế, biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện đi, đến giữa các địa phương. Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin về kết quả xét nghiệm test nhanh đối với lái xe tại các chốt kiểm soát ra, vào tỉnh và điểm giao nhận hàng đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí.
6. Trên cơ sở chỉ đạo mới của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp; tăng cường đối thoại, tháo gỡ kịp thời, thực chất, hiệu quả những khó khăn, vướng mắc theo từng loại hình doanh nghiệp; tích cực, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, chủ trương về điều kiện cần và đủ để tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp nhằm đạt “mục tiêu kép”. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội; rà soát kỹ, hỗ trợ kịp thời đến từng đối tượng theo chính sách của Trung ương, của Tỉnh bảo đảm không bỏ sót đối tượng, công khai, minh bạch, công bằng; chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong việc mua sắm vật tư, thiết bị sinh phẩm…
Giao Sở Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh) theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Công văn này, kịp thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh những vấn đề phức tạp phát sinh.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa

 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính