Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 trên địa bàn huyện Thọ Xuân
Ngày 21/03/2024 13:45:46
Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 trên địa bàn huyện Thọ Xuân
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 73-KH/HU, ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW; Hướng dẫn số 77-HD/BTGTU ngày 16/10/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chuyên đề năm 2024 của tỉnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", Ban Thường vụ Huyện ủy biên soạn tài liệu Chuyên đề năm 2024 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Chuyên đề cung cấp những nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đòi sống nhân dân; từ đó, đề ra các nhiệm vụ giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề sử dụng trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị và tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân.
Nội dung chuyên đề gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất: Lý luận chung về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, về chăm lo đời sống Nhân dân.
- Phần thứ hai : Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Xin trân trọng giới thiệu tài liệu tới các đồng chí!
Phần thứ nhất
Lý luận chung về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, về chăm lo đời sống Nhân dân.
1. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, ý thức tôn trọng Nhân dân trước hết phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của Nhân dân. Xuất phát từ những bài học lớn được rút ra từ chiều sâu của lịch sử dân tộc, từ sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân"; "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Trong nước dân chủ thì địa vị cao nhất là dân, dân là quý nhất, lực lượng Nhân dân là mạnh nhất. Chính phủ, Đảng, cán bộ từ trung ương đến địa phương đều phải phụng sự Nhân dân, là công bộc của dân.
Theo Người, chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên "cái gốc" của dân; "nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng... Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"; "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên"...
Tôn trọng Nhân dân là trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, những người "ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy". Vì vậy, những người làm trong các công sở phải làm gương cho dân bắt chước. "Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân".
Tôn trọng Nhân dân phải luôn gắn chặt những "điều không nên" và những "điều nên" làm: Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh; phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân.... Theo Người, tôn trọng Nhân dân có nhiều cách, "không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực, vật lực của dân, khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân".
Theo Người, muốn phát huy sức mạnh của dân thì mọi việc đều phải được bàn bạc, thảo luận với Nhân dân trước khi quyết định. Bác căn dặn cán bộ Thanh Hoá phải làm thế nào cho dân dám nói vì "quần chúng Nhân dân biết nhiều việc mà cán bộ có khi không biết. Nếu công việc đem bàn với dân thì dân sẽ có ý kiến hay".
2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ
Dân chủ được Hồ Chí Minh giải thích ngắn gọn, súc tích là dân làm chủ và dân là chủ. Dân chủ tức là Nhân dân có quyền lợi làm chủ và phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Nước dân chủ, chế độ dân chủ thì bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới là trách nhiệm của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, là làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"; không ra lệnh, ra oai, không làm quan cách mạng. Bác giải thích chế độ dân chủ và Đảng lãnh đạo rất rõ ràng: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương, đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân".
Phát huy dân chủ là phát huy tài dân. Bởi vì, "dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra". Muốn vậy, thì phải chịu khó nghe dân, gặp dân, hiểu dân, học dân, hỏi dân. Học hỏi dân để lãnh đạo dân. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan.
Phát huy dân chủ nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức, năng lực làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích Nhân dân tham gia vào công việc của Đảng, Chính phủ, thì một điều quan trọng là tạo điều kiện cho dân "dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm".
Phát huy dân chủ là phải tìm mọi cách bàn bạc, giải thích cho dân hiều rõ, ngay cả những việc trực tiếp có lợi cho dân, như đắp đê, hộ đê, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ.... Nếu làm theo cách hạ lệnh, cưỡng bức, thì dân không hiểu, dân oán. "Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại". Trên cơ sở tin vào dân chúng, phát huy dân chủ là "nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta".
Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân là phát huy quyền của người dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe...; phải quan tâm phát triển năng lực, tiềm năng của mọi người dân.
3. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân
Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho Nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng Nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Theo Người, chủ nghĩa xã hội là: "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"; "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội".
Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên tu dưỡng đạo đức không chỉ ở những việc lớn, mà phải quan tâm đến cuộc sống hằng ngày của Nhân dân, từ cái ăn, cái mặc, đi lại, học hành, chữa bệnh. Phải biết tiết kiệm từng đồng tiền, hạt gạo của dân. Người nhấn mạnh "Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh... Nói tóm lại hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý". Bởi vì, "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
Theo Người, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Phận sự của đảng viên và cán bộ là phải tổ chức Nhân dân, lãnh đạo Nhân dân để giải phóng Nhân dân và nâng cao sinh hoạt, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa cho Nhân dân. Chăm lo đời sống Nhân dân là sứ mệnh của Đảng ngay từ khi ra đời. "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng".
Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải gần gũi Nhân dân, quan tâm đến những việc nhỏ cho đời sống hằng ngày của Nhân dân. "Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ, Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được".
Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm "đầu tiên là công việc đối với con người". Người dặn trong Di chúc "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Phần thứ hai
Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay.
1. Cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu các cấp
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu các cấp về việc thực hiện xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII; nội dung chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng với chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", chuyên đề năm 2024 về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân" bằng hình thức đa dạng, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
- Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát động các phòng trào thi đua yêu nước gắn với việc tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các Chương trình hành động, kế hoạch, Đề án theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Tổ chức thực hiện tốt Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về "Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân ngày càng thực chất, hiệu quả". Chăm lo thực hiện chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Nhân dân vùng giáo, dân tộc, miền núi... Tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội về những về những gương người tốt, việc tốt, đấu tranh loại bỏ các thông tin xấu, độc. Tập trung tuyên truyền, giáo dục khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tinh thần phấn đấu vươn lên, nói đi đôi với làm, đổi mới, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
- Các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết, Kết luận Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) và nội dung đăng ký học tập và làm theo Bác năm 2024. Kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện phải sát thực với chức trách nhiệm vụ được giao, có lộ trình, thời gian thực hiện, cuối năm sơ kết, đánh giá. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, nhận xét, xếp loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên cuối năm 2024.
- Chỉ đạo chấn chỉnh lề lối, phong cách công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương. Nơi nào để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm kéo dài trước những khó khăn, bức xúc của người dân và doanh nghiệp, nơi đó cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu chịu trách nhiệm.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương, chuyên đề toàn khóa và hằng năm, bảo đảm việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thường xuyên, liên tục, chất lượng. Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm; kịp thời bổ sung nội dung, chỉ tiêu, đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị tiếp tục củng cố, giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nhất là trong tập thể cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, cơ quan, đơn vị; nêu cao tinh thần, trách nhiệm; tận tâm, tận tụy, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; quyết tâm, quyết liệt, sáng tạo trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và các nguồn lực trong xã hội để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo hoàn thành, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2024, trong đó tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đạt 100% và hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới cấp huyện, góp phần hoàn thành các mục tiêu chung của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đã đề ra; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện.
2. UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
- Tổ chức quán triệt trong tất cả cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân", gắn với những vấn đề, nhiệm vụ đặt ra liên quan đến 3 nội dung của Chuyên đề: Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân; Phát huy dân chủ; Chăm lo đời sống Nhân dân; nhất là trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức cho Nhân dân tham gia các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh...
Quán triệt các cán bộ, công chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ. Mỗi cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cần thấu triệt và thực hiện tốt quan điểm, phương châm, mục tiêu, tiêu chuẩn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra đối với người cán bộ ngày nay, đó là: "Dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung".
- UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ngành, UBND các xã, thị trấn tập trung xây dựng, bổ sung chuẩn mực đạo đức công vụ; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính; kịp thời giải quyết dứt điểm những kiến nghị chính đáng của Nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Xây dựng cơ quan văn hoá, thực hiện tốt trách nhiệm công vụ; khắc phục, ngăn ngừa có hiệu quả những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức; tăng cường công tác cải cách hành chính, công tác dân vận trong khối các cơ quan chính quyền.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động, thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, tình hình cơ sở, nhất là tình hình nội bộ cán bộ, dư luận cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; về tình hình tôn giáo; tình hình đơn thư và giải quyết đơn thư của công dân; công tác GPMB thực hiện các công trình, dự án; công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, vệ sinh môi trường; đời sống, việc làm của nông dân, công nhân lao động... Tăng cường công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo để giải quyết kịp thời những phát sinh ở cơ sở; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân.
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong khối các cơ quan chính quyền; Chỉ thị số 29/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 18/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội; nghiêm cấm sử dụng rượu bia, chất có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực.
3. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp
- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về mục đích, yêu cầu và giá trị của những chỉ dẫn, tấm gương mẫu mực của Bác Hồ về nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân. Phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp Nhân dân, vai trò giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
- Rà soát bổ sung và thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận, nhất là Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư khóa XII về "giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên".
- Tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội đối với những vấn đề liên quan đến thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ. Phối hợp kịp thời với các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, của địa phương.
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Tích cực tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; về lao động, việc làm và chế độ chính sách của người lao động trong các doanh nghiệp, không để xảy ra đình công, lãn công trái phép. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào dân vận khéo, nhân rộng mô hình chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ. Tổ chức thành công Đại hội MTTQ cấp huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2024 - 2029.
4. Đối với cán bộ, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị
- Phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sâu sát cơ sở, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với Nhân dân, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.
- Nâng cao chất lượng đảng viên. Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại đảng viên bảo đảm thực chất. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Sàng lọc, kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo Quy định 1089-QĐ/TU của Tỉnh ủy, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu các cấp trong thực thi công vụ.
- Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu, rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ cán bộ. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn.
- Quán triệt cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII và đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần đưa Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030.
BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY THỌ XUÂN
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 73-KH/HU, ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW; Hướng dẫn số 77-HD/BTGTU ngày 16/10/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chuyên đề năm 2024 của tỉnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", Ban Thường vụ Huyện ủy biên soạn tài liệu Chuyên đề năm 2024 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Chuyên đề cung cấp những nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đòi sống nhân dân; từ đó, đề ra các nhiệm vụ giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề sử dụng trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị và tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân.
Nội dung chuyên đề gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất: Lý luận chung về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, về chăm lo đời sống Nhân dân.
- Phần thứ hai : Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Xin trân trọng giới thiệu tài liệu tới các đồng chí!
Phần thứ nhất
Lý luận chung về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, về chăm lo đời sống Nhân dân.
1. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, ý thức tôn trọng Nhân dân trước hết phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của Nhân dân. Xuất phát từ những bài học lớn được rút ra từ chiều sâu của lịch sử dân tộc, từ sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân"; "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Trong nước dân chủ thì địa vị cao nhất là dân, dân là quý nhất, lực lượng Nhân dân là mạnh nhất. Chính phủ, Đảng, cán bộ từ trung ương đến địa phương đều phải phụng sự Nhân dân, là công bộc của dân.
Theo Người, chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên "cái gốc" của dân; "nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng... Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"; "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên"...
Tôn trọng Nhân dân là trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, những người "ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy". Vì vậy, những người làm trong các công sở phải làm gương cho dân bắt chước. "Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân".
Tôn trọng Nhân dân phải luôn gắn chặt những "điều không nên" và những "điều nên" làm: Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh; phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân.... Theo Người, tôn trọng Nhân dân có nhiều cách, "không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực, vật lực của dân, khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân".
Theo Người, muốn phát huy sức mạnh của dân thì mọi việc đều phải được bàn bạc, thảo luận với Nhân dân trước khi quyết định. Bác căn dặn cán bộ Thanh Hoá phải làm thế nào cho dân dám nói vì "quần chúng Nhân dân biết nhiều việc mà cán bộ có khi không biết. Nếu công việc đem bàn với dân thì dân sẽ có ý kiến hay".
2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ
Dân chủ được Hồ Chí Minh giải thích ngắn gọn, súc tích là dân làm chủ và dân là chủ. Dân chủ tức là Nhân dân có quyền lợi làm chủ và phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Nước dân chủ, chế độ dân chủ thì bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới là trách nhiệm của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, là làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"; không ra lệnh, ra oai, không làm quan cách mạng. Bác giải thích chế độ dân chủ và Đảng lãnh đạo rất rõ ràng: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương, đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân".
Phát huy dân chủ là phát huy tài dân. Bởi vì, "dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra". Muốn vậy, thì phải chịu khó nghe dân, gặp dân, hiểu dân, học dân, hỏi dân. Học hỏi dân để lãnh đạo dân. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan.
Phát huy dân chủ nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức, năng lực làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích Nhân dân tham gia vào công việc của Đảng, Chính phủ, thì một điều quan trọng là tạo điều kiện cho dân "dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm".
Phát huy dân chủ là phải tìm mọi cách bàn bạc, giải thích cho dân hiều rõ, ngay cả những việc trực tiếp có lợi cho dân, như đắp đê, hộ đê, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ.... Nếu làm theo cách hạ lệnh, cưỡng bức, thì dân không hiểu, dân oán. "Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại". Trên cơ sở tin vào dân chúng, phát huy dân chủ là "nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta".
Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân là phát huy quyền của người dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe...; phải quan tâm phát triển năng lực, tiềm năng của mọi người dân.
3. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân
Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho Nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng Nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Theo Người, chủ nghĩa xã hội là: "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"; "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội".
Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên tu dưỡng đạo đức không chỉ ở những việc lớn, mà phải quan tâm đến cuộc sống hằng ngày của Nhân dân, từ cái ăn, cái mặc, đi lại, học hành, chữa bệnh. Phải biết tiết kiệm từng đồng tiền, hạt gạo của dân. Người nhấn mạnh "Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh... Nói tóm lại hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý". Bởi vì, "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
Theo Người, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Phận sự của đảng viên và cán bộ là phải tổ chức Nhân dân, lãnh đạo Nhân dân để giải phóng Nhân dân và nâng cao sinh hoạt, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa cho Nhân dân. Chăm lo đời sống Nhân dân là sứ mệnh của Đảng ngay từ khi ra đời. "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng".
Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải gần gũi Nhân dân, quan tâm đến những việc nhỏ cho đời sống hằng ngày của Nhân dân. "Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ, Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được".
Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm "đầu tiên là công việc đối với con người". Người dặn trong Di chúc "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Phần thứ hai
Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay.
1. Cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu các cấp
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu các cấp về việc thực hiện xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII; nội dung chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng với chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", chuyên đề năm 2024 về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân" bằng hình thức đa dạng, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
- Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát động các phòng trào thi đua yêu nước gắn với việc tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các Chương trình hành động, kế hoạch, Đề án theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Tổ chức thực hiện tốt Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về "Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân ngày càng thực chất, hiệu quả". Chăm lo thực hiện chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Nhân dân vùng giáo, dân tộc, miền núi... Tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội về những về những gương người tốt, việc tốt, đấu tranh loại bỏ các thông tin xấu, độc. Tập trung tuyên truyền, giáo dục khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tinh thần phấn đấu vươn lên, nói đi đôi với làm, đổi mới, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
- Các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết, Kết luận Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) và nội dung đăng ký học tập và làm theo Bác năm 2024. Kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện phải sát thực với chức trách nhiệm vụ được giao, có lộ trình, thời gian thực hiện, cuối năm sơ kết, đánh giá. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, nhận xét, xếp loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên cuối năm 2024.
- Chỉ đạo chấn chỉnh lề lối, phong cách công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương. Nơi nào để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm kéo dài trước những khó khăn, bức xúc của người dân và doanh nghiệp, nơi đó cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu chịu trách nhiệm.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương, chuyên đề toàn khóa và hằng năm, bảo đảm việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thường xuyên, liên tục, chất lượng. Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm; kịp thời bổ sung nội dung, chỉ tiêu, đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị tiếp tục củng cố, giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nhất là trong tập thể cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, cơ quan, đơn vị; nêu cao tinh thần, trách nhiệm; tận tâm, tận tụy, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; quyết tâm, quyết liệt, sáng tạo trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và các nguồn lực trong xã hội để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo hoàn thành, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2024, trong đó tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đạt 100% và hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới cấp huyện, góp phần hoàn thành các mục tiêu chung của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đã đề ra; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện.
2. UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
- Tổ chức quán triệt trong tất cả cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân", gắn với những vấn đề, nhiệm vụ đặt ra liên quan đến 3 nội dung của Chuyên đề: Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân; Phát huy dân chủ; Chăm lo đời sống Nhân dân; nhất là trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức cho Nhân dân tham gia các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh...
Quán triệt các cán bộ, công chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ. Mỗi cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cần thấu triệt và thực hiện tốt quan điểm, phương châm, mục tiêu, tiêu chuẩn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra đối với người cán bộ ngày nay, đó là: "Dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung".
- UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ngành, UBND các xã, thị trấn tập trung xây dựng, bổ sung chuẩn mực đạo đức công vụ; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính; kịp thời giải quyết dứt điểm những kiến nghị chính đáng của Nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Xây dựng cơ quan văn hoá, thực hiện tốt trách nhiệm công vụ; khắc phục, ngăn ngừa có hiệu quả những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức; tăng cường công tác cải cách hành chính, công tác dân vận trong khối các cơ quan chính quyền.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động, thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, tình hình cơ sở, nhất là tình hình nội bộ cán bộ, dư luận cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; về tình hình tôn giáo; tình hình đơn thư và giải quyết đơn thư của công dân; công tác GPMB thực hiện các công trình, dự án; công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, vệ sinh môi trường; đời sống, việc làm của nông dân, công nhân lao động... Tăng cường công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo để giải quyết kịp thời những phát sinh ở cơ sở; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân.
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong khối các cơ quan chính quyền; Chỉ thị số 29/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 18/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội; nghiêm cấm sử dụng rượu bia, chất có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực.
3. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp
- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về mục đích, yêu cầu và giá trị của những chỉ dẫn, tấm gương mẫu mực của Bác Hồ về nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân. Phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp Nhân dân, vai trò giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
- Rà soát bổ sung và thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận, nhất là Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư khóa XII về "giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên".
- Tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội đối với những vấn đề liên quan đến thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ. Phối hợp kịp thời với các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, của địa phương.
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Tích cực tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; về lao động, việc làm và chế độ chính sách của người lao động trong các doanh nghiệp, không để xảy ra đình công, lãn công trái phép. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào dân vận khéo, nhân rộng mô hình chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ. Tổ chức thành công Đại hội MTTQ cấp huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2024 - 2029.
4. Đối với cán bộ, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị
- Phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sâu sát cơ sở, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với Nhân dân, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.
- Nâng cao chất lượng đảng viên. Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại đảng viên bảo đảm thực chất. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Sàng lọc, kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo Quy định 1089-QĐ/TU của Tỉnh ủy, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu các cấp trong thực thi công vụ.
- Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu, rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ cán bộ. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn.
- Quán triệt cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII và đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần đưa Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030.
BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY THỌ XUÂN
Tin cùng chuyên mục
-
XUÂN THIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC , PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
21/06/2024 09:38:51 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN 134 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC (19/5/1890 - 19/5/2024)
18/05/2024 08:12:27 -
Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 trên địa bàn huyện Thọ Xuân
21/03/2024 13:45:46 -
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
14/07/2023 10:00:07
Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 trên địa bàn huyện Thọ Xuân
Đăng lúc: 21/03/2024 13:45:46 (GMT+7)
Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 trên địa bàn huyện Thọ Xuân
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 73-KH/HU, ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW; Hướng dẫn số 77-HD/BTGTU ngày 16/10/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chuyên đề năm 2024 của tỉnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", Ban Thường vụ Huyện ủy biên soạn tài liệu Chuyên đề năm 2024 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Chuyên đề cung cấp những nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đòi sống nhân dân; từ đó, đề ra các nhiệm vụ giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề sử dụng trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị và tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân.
Nội dung chuyên đề gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất: Lý luận chung về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, về chăm lo đời sống Nhân dân.
- Phần thứ hai : Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Xin trân trọng giới thiệu tài liệu tới các đồng chí!
Phần thứ nhất
Lý luận chung về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, về chăm lo đời sống Nhân dân.
1. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, ý thức tôn trọng Nhân dân trước hết phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của Nhân dân. Xuất phát từ những bài học lớn được rút ra từ chiều sâu của lịch sử dân tộc, từ sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân"; "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Trong nước dân chủ thì địa vị cao nhất là dân, dân là quý nhất, lực lượng Nhân dân là mạnh nhất. Chính phủ, Đảng, cán bộ từ trung ương đến địa phương đều phải phụng sự Nhân dân, là công bộc của dân.
Theo Người, chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên "cái gốc" của dân; "nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng... Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"; "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên"...
Tôn trọng Nhân dân là trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, những người "ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy". Vì vậy, những người làm trong các công sở phải làm gương cho dân bắt chước. "Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân".
Tôn trọng Nhân dân phải luôn gắn chặt những "điều không nên" và những "điều nên" làm: Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh; phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân.... Theo Người, tôn trọng Nhân dân có nhiều cách, "không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực, vật lực của dân, khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân".
Theo Người, muốn phát huy sức mạnh của dân thì mọi việc đều phải được bàn bạc, thảo luận với Nhân dân trước khi quyết định. Bác căn dặn cán bộ Thanh Hoá phải làm thế nào cho dân dám nói vì "quần chúng Nhân dân biết nhiều việc mà cán bộ có khi không biết. Nếu công việc đem bàn với dân thì dân sẽ có ý kiến hay".
2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ
Dân chủ được Hồ Chí Minh giải thích ngắn gọn, súc tích là dân làm chủ và dân là chủ. Dân chủ tức là Nhân dân có quyền lợi làm chủ và phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Nước dân chủ, chế độ dân chủ thì bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới là trách nhiệm của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, là làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"; không ra lệnh, ra oai, không làm quan cách mạng. Bác giải thích chế độ dân chủ và Đảng lãnh đạo rất rõ ràng: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương, đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân".
Phát huy dân chủ là phát huy tài dân. Bởi vì, "dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra". Muốn vậy, thì phải chịu khó nghe dân, gặp dân, hiểu dân, học dân, hỏi dân. Học hỏi dân để lãnh đạo dân. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan.
Phát huy dân chủ nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức, năng lực làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích Nhân dân tham gia vào công việc của Đảng, Chính phủ, thì một điều quan trọng là tạo điều kiện cho dân "dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm".
Phát huy dân chủ là phải tìm mọi cách bàn bạc, giải thích cho dân hiều rõ, ngay cả những việc trực tiếp có lợi cho dân, như đắp đê, hộ đê, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ.... Nếu làm theo cách hạ lệnh, cưỡng bức, thì dân không hiểu, dân oán. "Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại". Trên cơ sở tin vào dân chúng, phát huy dân chủ là "nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta".
Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân là phát huy quyền của người dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe...; phải quan tâm phát triển năng lực, tiềm năng của mọi người dân.
3. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân
Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho Nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng Nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Theo Người, chủ nghĩa xã hội là: "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"; "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội".
Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên tu dưỡng đạo đức không chỉ ở những việc lớn, mà phải quan tâm đến cuộc sống hằng ngày của Nhân dân, từ cái ăn, cái mặc, đi lại, học hành, chữa bệnh. Phải biết tiết kiệm từng đồng tiền, hạt gạo của dân. Người nhấn mạnh "Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh... Nói tóm lại hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý". Bởi vì, "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
Theo Người, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Phận sự của đảng viên và cán bộ là phải tổ chức Nhân dân, lãnh đạo Nhân dân để giải phóng Nhân dân và nâng cao sinh hoạt, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa cho Nhân dân. Chăm lo đời sống Nhân dân là sứ mệnh của Đảng ngay từ khi ra đời. "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng".
Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải gần gũi Nhân dân, quan tâm đến những việc nhỏ cho đời sống hằng ngày của Nhân dân. "Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ, Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được".
Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm "đầu tiên là công việc đối với con người". Người dặn trong Di chúc "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Phần thứ hai
Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay.
1. Cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu các cấp
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu các cấp về việc thực hiện xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII; nội dung chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng với chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", chuyên đề năm 2024 về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân" bằng hình thức đa dạng, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
- Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát động các phòng trào thi đua yêu nước gắn với việc tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các Chương trình hành động, kế hoạch, Đề án theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Tổ chức thực hiện tốt Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về "Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân ngày càng thực chất, hiệu quả". Chăm lo thực hiện chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Nhân dân vùng giáo, dân tộc, miền núi... Tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội về những về những gương người tốt, việc tốt, đấu tranh loại bỏ các thông tin xấu, độc. Tập trung tuyên truyền, giáo dục khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tinh thần phấn đấu vươn lên, nói đi đôi với làm, đổi mới, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
- Các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết, Kết luận Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) và nội dung đăng ký học tập và làm theo Bác năm 2024. Kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện phải sát thực với chức trách nhiệm vụ được giao, có lộ trình, thời gian thực hiện, cuối năm sơ kết, đánh giá. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, nhận xét, xếp loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên cuối năm 2024.
- Chỉ đạo chấn chỉnh lề lối, phong cách công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương. Nơi nào để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm kéo dài trước những khó khăn, bức xúc của người dân và doanh nghiệp, nơi đó cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu chịu trách nhiệm.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương, chuyên đề toàn khóa và hằng năm, bảo đảm việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thường xuyên, liên tục, chất lượng. Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm; kịp thời bổ sung nội dung, chỉ tiêu, đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị tiếp tục củng cố, giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nhất là trong tập thể cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, cơ quan, đơn vị; nêu cao tinh thần, trách nhiệm; tận tâm, tận tụy, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; quyết tâm, quyết liệt, sáng tạo trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và các nguồn lực trong xã hội để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo hoàn thành, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2024, trong đó tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đạt 100% và hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới cấp huyện, góp phần hoàn thành các mục tiêu chung của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đã đề ra; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện.
2. UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
- Tổ chức quán triệt trong tất cả cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân", gắn với những vấn đề, nhiệm vụ đặt ra liên quan đến 3 nội dung của Chuyên đề: Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân; Phát huy dân chủ; Chăm lo đời sống Nhân dân; nhất là trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức cho Nhân dân tham gia các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh...
Quán triệt các cán bộ, công chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ. Mỗi cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cần thấu triệt và thực hiện tốt quan điểm, phương châm, mục tiêu, tiêu chuẩn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra đối với người cán bộ ngày nay, đó là: "Dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung".
- UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ngành, UBND các xã, thị trấn tập trung xây dựng, bổ sung chuẩn mực đạo đức công vụ; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính; kịp thời giải quyết dứt điểm những kiến nghị chính đáng của Nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Xây dựng cơ quan văn hoá, thực hiện tốt trách nhiệm công vụ; khắc phục, ngăn ngừa có hiệu quả những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức; tăng cường công tác cải cách hành chính, công tác dân vận trong khối các cơ quan chính quyền.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động, thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, tình hình cơ sở, nhất là tình hình nội bộ cán bộ, dư luận cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; về tình hình tôn giáo; tình hình đơn thư và giải quyết đơn thư của công dân; công tác GPMB thực hiện các công trình, dự án; công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, vệ sinh môi trường; đời sống, việc làm của nông dân, công nhân lao động... Tăng cường công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo để giải quyết kịp thời những phát sinh ở cơ sở; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân.
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong khối các cơ quan chính quyền; Chỉ thị số 29/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 18/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội; nghiêm cấm sử dụng rượu bia, chất có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực.
3. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp
- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về mục đích, yêu cầu và giá trị của những chỉ dẫn, tấm gương mẫu mực của Bác Hồ về nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân. Phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp Nhân dân, vai trò giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
- Rà soát bổ sung và thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận, nhất là Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư khóa XII về "giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên".
- Tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội đối với những vấn đề liên quan đến thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ. Phối hợp kịp thời với các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, của địa phương.
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Tích cực tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; về lao động, việc làm và chế độ chính sách của người lao động trong các doanh nghiệp, không để xảy ra đình công, lãn công trái phép. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào dân vận khéo, nhân rộng mô hình chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ. Tổ chức thành công Đại hội MTTQ cấp huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2024 - 2029.
4. Đối với cán bộ, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị
- Phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sâu sát cơ sở, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với Nhân dân, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.
- Nâng cao chất lượng đảng viên. Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại đảng viên bảo đảm thực chất. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Sàng lọc, kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo Quy định 1089-QĐ/TU của Tỉnh ủy, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu các cấp trong thực thi công vụ.
- Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu, rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ cán bộ. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn.
- Quán triệt cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII và đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần đưa Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030.
BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY THỌ XUÂN
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 73-KH/HU, ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW; Hướng dẫn số 77-HD/BTGTU ngày 16/10/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chuyên đề năm 2024 của tỉnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", Ban Thường vụ Huyện ủy biên soạn tài liệu Chuyên đề năm 2024 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Chuyên đề cung cấp những nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đòi sống nhân dân; từ đó, đề ra các nhiệm vụ giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề sử dụng trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị và tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân.
Nội dung chuyên đề gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất: Lý luận chung về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, về chăm lo đời sống Nhân dân.
- Phần thứ hai : Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Xin trân trọng giới thiệu tài liệu tới các đồng chí!
Phần thứ nhất
Lý luận chung về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, về chăm lo đời sống Nhân dân.
1. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, ý thức tôn trọng Nhân dân trước hết phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của Nhân dân. Xuất phát từ những bài học lớn được rút ra từ chiều sâu của lịch sử dân tộc, từ sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân"; "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Trong nước dân chủ thì địa vị cao nhất là dân, dân là quý nhất, lực lượng Nhân dân là mạnh nhất. Chính phủ, Đảng, cán bộ từ trung ương đến địa phương đều phải phụng sự Nhân dân, là công bộc của dân.
Theo Người, chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên "cái gốc" của dân; "nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng... Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"; "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên"...
Tôn trọng Nhân dân là trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, những người "ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy". Vì vậy, những người làm trong các công sở phải làm gương cho dân bắt chước. "Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân".
Tôn trọng Nhân dân phải luôn gắn chặt những "điều không nên" và những "điều nên" làm: Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh; phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân.... Theo Người, tôn trọng Nhân dân có nhiều cách, "không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực, vật lực của dân, khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân".
Theo Người, muốn phát huy sức mạnh của dân thì mọi việc đều phải được bàn bạc, thảo luận với Nhân dân trước khi quyết định. Bác căn dặn cán bộ Thanh Hoá phải làm thế nào cho dân dám nói vì "quần chúng Nhân dân biết nhiều việc mà cán bộ có khi không biết. Nếu công việc đem bàn với dân thì dân sẽ có ý kiến hay".
2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ
Dân chủ được Hồ Chí Minh giải thích ngắn gọn, súc tích là dân làm chủ và dân là chủ. Dân chủ tức là Nhân dân có quyền lợi làm chủ và phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Nước dân chủ, chế độ dân chủ thì bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới là trách nhiệm của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, là làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"; không ra lệnh, ra oai, không làm quan cách mạng. Bác giải thích chế độ dân chủ và Đảng lãnh đạo rất rõ ràng: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương, đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân".
Phát huy dân chủ là phát huy tài dân. Bởi vì, "dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra". Muốn vậy, thì phải chịu khó nghe dân, gặp dân, hiểu dân, học dân, hỏi dân. Học hỏi dân để lãnh đạo dân. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan.
Phát huy dân chủ nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức, năng lực làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích Nhân dân tham gia vào công việc của Đảng, Chính phủ, thì một điều quan trọng là tạo điều kiện cho dân "dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm".
Phát huy dân chủ là phải tìm mọi cách bàn bạc, giải thích cho dân hiều rõ, ngay cả những việc trực tiếp có lợi cho dân, như đắp đê, hộ đê, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ.... Nếu làm theo cách hạ lệnh, cưỡng bức, thì dân không hiểu, dân oán. "Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại". Trên cơ sở tin vào dân chúng, phát huy dân chủ là "nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta".
Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân là phát huy quyền của người dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe...; phải quan tâm phát triển năng lực, tiềm năng của mọi người dân.
3. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân
Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho Nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng Nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Theo Người, chủ nghĩa xã hội là: "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"; "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội".
Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên tu dưỡng đạo đức không chỉ ở những việc lớn, mà phải quan tâm đến cuộc sống hằng ngày của Nhân dân, từ cái ăn, cái mặc, đi lại, học hành, chữa bệnh. Phải biết tiết kiệm từng đồng tiền, hạt gạo của dân. Người nhấn mạnh "Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh... Nói tóm lại hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý". Bởi vì, "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
Theo Người, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Phận sự của đảng viên và cán bộ là phải tổ chức Nhân dân, lãnh đạo Nhân dân để giải phóng Nhân dân và nâng cao sinh hoạt, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa cho Nhân dân. Chăm lo đời sống Nhân dân là sứ mệnh của Đảng ngay từ khi ra đời. "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng".
Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải gần gũi Nhân dân, quan tâm đến những việc nhỏ cho đời sống hằng ngày của Nhân dân. "Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ, Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được".
Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm "đầu tiên là công việc đối với con người". Người dặn trong Di chúc "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Phần thứ hai
Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay.
1. Cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu các cấp
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu các cấp về việc thực hiện xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII; nội dung chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng với chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", chuyên đề năm 2024 về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân" bằng hình thức đa dạng, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
- Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát động các phòng trào thi đua yêu nước gắn với việc tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các Chương trình hành động, kế hoạch, Đề án theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Tổ chức thực hiện tốt Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về "Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân ngày càng thực chất, hiệu quả". Chăm lo thực hiện chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Nhân dân vùng giáo, dân tộc, miền núi... Tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội về những về những gương người tốt, việc tốt, đấu tranh loại bỏ các thông tin xấu, độc. Tập trung tuyên truyền, giáo dục khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tinh thần phấn đấu vươn lên, nói đi đôi với làm, đổi mới, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
- Các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết, Kết luận Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) và nội dung đăng ký học tập và làm theo Bác năm 2024. Kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện phải sát thực với chức trách nhiệm vụ được giao, có lộ trình, thời gian thực hiện, cuối năm sơ kết, đánh giá. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, nhận xét, xếp loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên cuối năm 2024.
- Chỉ đạo chấn chỉnh lề lối, phong cách công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương. Nơi nào để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm kéo dài trước những khó khăn, bức xúc của người dân và doanh nghiệp, nơi đó cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu chịu trách nhiệm.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương, chuyên đề toàn khóa và hằng năm, bảo đảm việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thường xuyên, liên tục, chất lượng. Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm; kịp thời bổ sung nội dung, chỉ tiêu, đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị tiếp tục củng cố, giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nhất là trong tập thể cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, cơ quan, đơn vị; nêu cao tinh thần, trách nhiệm; tận tâm, tận tụy, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; quyết tâm, quyết liệt, sáng tạo trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và các nguồn lực trong xã hội để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo hoàn thành, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2024, trong đó tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đạt 100% và hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới cấp huyện, góp phần hoàn thành các mục tiêu chung của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đã đề ra; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện.
2. UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
- Tổ chức quán triệt trong tất cả cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân", gắn với những vấn đề, nhiệm vụ đặt ra liên quan đến 3 nội dung của Chuyên đề: Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân; Phát huy dân chủ; Chăm lo đời sống Nhân dân; nhất là trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức cho Nhân dân tham gia các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh...
Quán triệt các cán bộ, công chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ. Mỗi cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cần thấu triệt và thực hiện tốt quan điểm, phương châm, mục tiêu, tiêu chuẩn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra đối với người cán bộ ngày nay, đó là: "Dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung".
- UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ngành, UBND các xã, thị trấn tập trung xây dựng, bổ sung chuẩn mực đạo đức công vụ; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính; kịp thời giải quyết dứt điểm những kiến nghị chính đáng của Nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Xây dựng cơ quan văn hoá, thực hiện tốt trách nhiệm công vụ; khắc phục, ngăn ngừa có hiệu quả những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức; tăng cường công tác cải cách hành chính, công tác dân vận trong khối các cơ quan chính quyền.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động, thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, tình hình cơ sở, nhất là tình hình nội bộ cán bộ, dư luận cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; về tình hình tôn giáo; tình hình đơn thư và giải quyết đơn thư của công dân; công tác GPMB thực hiện các công trình, dự án; công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, vệ sinh môi trường; đời sống, việc làm của nông dân, công nhân lao động... Tăng cường công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo để giải quyết kịp thời những phát sinh ở cơ sở; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân.
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong khối các cơ quan chính quyền; Chỉ thị số 29/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 18/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội; nghiêm cấm sử dụng rượu bia, chất có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực.
3. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp
- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về mục đích, yêu cầu và giá trị của những chỉ dẫn, tấm gương mẫu mực của Bác Hồ về nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân. Phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp Nhân dân, vai trò giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
- Rà soát bổ sung và thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận, nhất là Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư khóa XII về "giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên".
- Tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội đối với những vấn đề liên quan đến thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ. Phối hợp kịp thời với các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, của địa phương.
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Tích cực tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; về lao động, việc làm và chế độ chính sách của người lao động trong các doanh nghiệp, không để xảy ra đình công, lãn công trái phép. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào dân vận khéo, nhân rộng mô hình chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ. Tổ chức thành công Đại hội MTTQ cấp huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2024 - 2029.
4. Đối với cán bộ, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị
- Phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sâu sát cơ sở, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với Nhân dân, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.
- Nâng cao chất lượng đảng viên. Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại đảng viên bảo đảm thực chất. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Sàng lọc, kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo Quy định 1089-QĐ/TU của Tỉnh ủy, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu các cấp trong thực thi công vụ.
- Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu, rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ cán bộ. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn.
- Quán triệt cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII và đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần đưa Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030.
BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY THỌ XUÂN
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)