Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198884

LỊCH SỬ CHÙA ĐẦM (QUẢNG PHÚC) XÃ XUÂN THIÊN

Ngày 18/07/2018 16:39:54

 LỊCH SỬ CHÙA ĐẦM (QUẢNG PHÚC)
 
 
Chùa Quảng phúc tọa lạc tại thôn Quảng phúc, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hóa. Tên chữ của chùa là “Quảng phúc tự” (nghĩa là chùa Phúc lớn) còn có tên gọi khác là chùa Đầm. Sở dĩ có tên như vây là vì nơi đây có dòng sông chu (Lường giang) chảy qua, uốn lượn theo kiểu hình cánh cung, luôn bị đổi dòng theo thiên nhiên và thời gian đẫ để lại các ao, hồ, đầm (Chữ hán không có chữ Đầm nên viết là Đàm) nên gọi là Kẻ Đầm, Làng Đầm nên có tên là Chùa Đầm theo cách gọi của nhân dân để phân biệt với chùa của các làng khác.

           22200_676209482524789_886461241436229089_n.jpg
          Cổng chùa Đầm - xã Xuân Thiên
       Thời dựng nước, nơi đây thuộc vùng đất bộ cửu chân trong đất cổ của các Vua Hùng, đến đầu công nguyên, Xuân Thiên thuộc Vô Biên. Thời kỳ này dân cư quanh vùng đã xuất hiện những đơn vị cư trú tiền thân của làng xã, đó là những kẻ, những chiềng, những chợ: Kẻ Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên), kẻ Mía (xã Thọ diên), Kẻ Cham (xã Xuân Lam), Kẻ Đầm tức phố Đầm ngày nay.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” cho biết từ thời Trần trở về trước Xuân Thiên thuộc huyện Cổ lôi, trấn Thanh Đô. Thời thuộc Minh, Xuân Thiên thuộc huyện Lôi Dương phủ Thanh hóa.
Thời vua Lê Thanh Tông, Xuân thiên thuộc huyện Thụy nguyên, dười triều nguyễn, Xuân thiên là đất thuộc Tổng Quảng Thi, huyện Thụy Nguyên. Năm 1900 phần đất miền núi của Tổng Quảng Thi và Tổng An Trường đước tách ra để thành lập huyện Ngọc Lặc. đất còn lại của hai tổng này đước sáp nhập lại thành tổng Quảng yên trực thuộc huyện Lôi Dương. Sau đó đổi thành huyện Thọ Xuân. Sau cách mạng tháng 8 năm 1954 Xuân Thiên thuộc xã Thuận Thiên và ngày nay là xã Xuân Thiên.
Nhìn lại lịch sử nhiều đời, Xuân Thiên là vùng đất được hình thành khá sớm. Cư dân vùng đất này bao đời sống chủ yếu dựa vào vùng đồng bằng sông Chu để sản xuất nông nghiệp.
Chùa Quảng Phúc được xây dựng từi thời Trần (thế kỷ XIV). Trước đây Chùa là một trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng đạo phật của Tăng Ni Phật tử các huyện miền núi Thanh hóa. Chùa từng là nơi mở trường học để tăng Ni hàng năm tập ba tháng cám túc an cư trau dồi tam vô lậu hoặc Hoằng Dương Phật pháp phổ hóa chúng sinh.
Sang thế kỷ XV, cùng với sự khởi dựng của Nhà Lê đã kéo theo sự thay đổi của ý thức hệ tôn giáo, thay vào đó là sự hưng thịnh của nho giáo. Lúc này Phật giáo đã dần dần mất đi vai trò quốc giáo và lui dần vào hậu trường thôn dã. Chính vì vậy nhiều nơi trên cả nước, tín ngưỡng các tôn giáo khác được đưa vào chùa thờ chung với phật như đạo Nho, đạo Lão, tạo nên sự hài hòa của các bức tranh “Tam giáo đồng nguyên”, một biểu hiện phối thờ phổ biến trong bối cảnh lịch sử lúc bây giờ. Xã Xuân Thiên cũng giống như tất cả các làng xã khác trong cả nước đều có đủ chùa, đình, đền, điện, miếu, phủ ...Xã Xuân Thiên có hai chùa: Chùa Quảng phúc và chùa Hà.
Theo các cụ cao niên kể lại chùa Hà cũng được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV. Lúc đầu do lũ trẻ chăn trâu thường tụ tập nhau nặn tượng đất để tế lễ. Nhân dân làm ruộng xung quanh đó bỗng được mùa, cho rằng thần phật linh thiêng nên quyên góp tiền của dựng nên chùa Hà. Những năm sau lại được mùa, họ lại tạc tượng để thờ. Phía sau chùa có một cái giếng và bên cạnh cái giếng có trồng một cây Da, nên gọi là xứ đồng Da giếng.
Sau này chùa Hà bị phá, các pho tượng được rước vào chùa Quảng phúc để thờ. Hiện nay ngoài việc thờ phật chùa Quảng phúc còn thờ các vị thành hoàn của làng do đình, đền, điện, miếu, phủ...đến nay không còn nữa nên nhân dân rước thần vị long ngai của các các vị thần vào chùa để thờ như:
1. Lê Triều Thụy Hoa công chúa, Tôn thần Chiêu ứng, tứ Kim Chính khí, Tước phong Dực Bảo trung hưng linh phù Tôn thần.
2. Trần triều Mỹ Hoa công chúa, Dực Bảo trung hưng linh phù Tôn Thần.
3. Lê triều Chính ấn quận phu nhân.
4. Nguyện thuyền thái trưởng Bùi Tôn Thần sắc phong “Dực bảo trung hưng linh phù Tôn thần” nhân dân quen gọi là tứ vị Thánh bà (bà Tiếp Lộc, bà Thê Trang, bà Phủ Đẩm, Bà Hậu).
5. Bản cảnh Thanh hoàng Cao Sơn, quốc chủ linh thạch , tằng tự văn trường linh ứng thượng thượng đẳng tối linh Tôn thần.
6. Quan cơ đô Bác Thành hoàng
7. Tương hữu bảo ngã Lê Dân, thiên cương, tối tú, tối linh tôn thần.
8. Trần lựu: Người xã Lỗ Tử, huyện Thụy Nguyên, sinh thời đã tinh thông võ nghệ, một lòng yêu nước thương dân, nghe tin Lê Lợi đang sử soạn khởi nghĩa Lam sơn, ông đã đưa cả gia đình về Đàm Thi sách sinh sống rồi theo Lê Lợi khởi nghĩa. Năm 1416 ông cùng các Tướng khác tham gia hội thề Lũng Nhai và lập công xuất sắc cho đến ngày kháng chiến thành công. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi ông đã được ban Quốc tính họ Lê và liệt vào hàng công thần bậc nhất. Sau khi mất ông được truy tặng “Thái phó điền quận công” tôn là “Trần Phúc Mai ấm liệt triều đại phu”.
9. Trần Bỉnh: năm 1863, Trần Bỉnh là cháu 6 đời của Trần Lựu được bổ về làm quan phủ Thọ Xuân. Sau khi mất bài vị của ông được nhân dân rước vào thờ ở Chùa.
              1908194_1437220753267193_6458051856807449289_n.jpg
Chùa Quảng phúc là công trình kiến trúc duy nhất còn lại khá trọn vẹn. Chùa được xây dựng trên khu đất cao, bằng phẳng, bao quanh là những cây đại thụ, tổng thể được bố trí hài hoà. Tam quan, gác chuông và phủ mẫu nằm giáp chùa về phía đông bị phá, nhưng đến nay đã được xây dựng lại. Qua dấu vết nền móng còn lại cho chúng ta thấy chùa trước kia rất đồ sộ và là chốn tôn nghiêm của phật giáo, gồm các kiến trúc như nhà Tổ, Tăng đường, khách xá nằm phía sau chùa và phía tây là khu để xá lợi của các vị Tổ sư tu hành và viên tịch tại đây vẫn còn dấu tích và trong ký ức người già.
Chùa Quảng Phúc nằm ngay trục đường liên xã, cách khu di tích lịch sử Lam kinh chừng 3 Km về phía đông. Chùa được xây dựng theo kiểu hình chữa Đinh gồm có Tiền Đường và Hậu cung. TIền đường là một ngôi nhà gồm 5 gian và 2 vỉ bít đốc, có diện tích 140m2. Hệ thống vì kèo được kết cấutheo kiểu cột trụ câu đầu trốn cột cái. Khoảng cách từ xà thượng đến xà hạ là 0,7m. Liên kết giũa cột con và cột hiên là các kẻ bẩy. Toàn bộ kiến trúc được lắp ghép qua các hệ thống cột, xà và kẻ bẩy. Cột hiên được dựng bằng gỗ, có bẫy đỡ ra hiên, xà trụ câu đầu xoi vuông chém cạnh. kèo được bố trí theo kiểu đón lá dong, mái lợp ngói vẩy, phần chắn của tiền đường kết cấu đơn giản bằng các lớp tường xây. Liền kề tiền đường có hai cửa nách đi vào hậu cung.
Hậu cung là một ngôi nhà gồm 5 gian, được xây theo chiều dọc của thân đất, sau này được nối thêm một vì xà và xây lại đốc. Tổng cộng đầy đủ của hậu cung là 7 gian với diện tíc 111m2.
Chùa đã qua nhiều lần sữa chữa nền các vì kèo ở đây cũng mang dáng dấp mỹ thuật điêu khắc khác nhau. Vì kèo của gian đầu hồi giáp tiền đường được kết cấu theo kiểu kẻ chuyền giá chiêng. Các cột cái, cột hiên, con ngang trốn cột quân.
Nhìn chung, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, gần đây nhất vào triều vua Khải Định (1916) nên hầu hết các mảng kiến trúc trên vì kèo, các bức cuốn lá dong đều mang đậm phong cách mỹ thuật thời Nguyễn.
Chùa Quảng phúc được áp dụng hình thức phối thời, tiền Phật hầu thần.
Hệ thống tượng thờ được bố trí nhiều tầng, lớp. Lớp trên cùng giáp với vách hậu cung là 3 pho tượng tam thế Phật cao 0,68m, rộng 0,48m. Lớp thứ 2 thờ tượng Di đà tứ thánh 4 pho tượng đều có chiều cao là 1m, rộng 0.4m.
Lớp thứ 3 thờ tượng Quan âm chuẩn đề cao 1,15m rộng 0,65m
Lớp thứ 4 là toà Cửu Long và Phật Thích Ca sơ sinh cao1,5m. Rộng 0,5m.
Lớp thứ 5 là tượng Nam Tào và Bắc Đẩu cao 0,68m, rộng 0,52m
Lớp thứ 6 là hương án bầy lễ và khí cụ thờ cúng Phật như bát hương, đèn đồng. Phía ngoài là tượng Thánh Tăng, thổ địa.
Nhà tiền đường là tượng hai vị hộ pháp ngồi trên lưng khá to và bề thế. Đặc biệt là hai bức cuốn thư truyền rằng của vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông về đạo phật khi thăm chùa trong những dịp về Bái yết sơn lăng. Các pho tượng trong chùa có từ thời Trần, buổi đầu xây dựng chùa. Sau nhiều lần tôn tạo nhân dân lại công đức thêm nhiều tượng Phật, Tượng Mẫu, tượng hộ Pháp, tượng Tổ, Chuông chùa được làm năm Mậu Thìn (1928) và nhiều các đồ tế khí khác. Chùa Quảng Phúc là nơi hội tụ những tác phẩm điêu khắc mang ý nghĩa trang trí, làm tăng thêm sự trang nghiêm và lộng lẫy ở điện thờ. Ngoài các bức tượng kể trên còn có các bức cửa võng. Đại tự, Câu đối... được chạm khắc tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc nhiều thời kỳ khác nhau.
Năm 1998, sau lần trùng tu này chùa Quảng Phúc đã khang trang, bề thế. Sau đó các nhà nghiên cứu đã giúp đỡ địa phương và nhà chùa đặt vấn đề khảo cứư tìm luận chứng khoa học báo cáo tỉnh và huyện xin công nhận chùa Quảng Phúc là một di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc Nghệ thuật. Sau nhiều ngày kiểm tra, đối chứng Tỉnh đã có Quyết định công nhạn chùa Quảng Phúc là một di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật.
Năm 2006 theo nguyện vọng của tín đồ phật tử và nhân dân địa phương UBND Xã có Tờ trình được tỉnh huyện chấp thuận. Ngày 6/7/2007 Tỉnh hội phật giáo Thanh Hoá đã có Quyết định bổ nhiệm Đại Đức Thích Nguyên Đạo về trụ trì và điều hành mọi hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đạo phật chùa Quảng phúc.
Nhìn lại bước đường đã qua lòng đầy phấn khởi Phật tử chùa Quảng phúc tri ân đồng bào và Đảng uỷ, chính quyền, Mặt trận các cấp đã giúp đỡ về mọi mặt trong thời gian qua.Tín đồ phật tử tin tưởng quyết tâm đi theo con đường mà giáo hội đã vạch ra “Đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội” nguyện cùng toàn dân xây đắp quê hương đất nước ngày một thịnh vượng, ấm no như tâm nguyện của đức Phật./.
  
                                              

LỊCH SỬ CHÙA ĐẦM (QUẢNG PHÚC) XÃ XUÂN THIÊN

Đăng lúc: 18/07/2018 16:39:54 (GMT+7)

 LỊCH SỬ CHÙA ĐẦM (QUẢNG PHÚC)
 
 
Chùa Quảng phúc tọa lạc tại thôn Quảng phúc, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hóa. Tên chữ của chùa là “Quảng phúc tự” (nghĩa là chùa Phúc lớn) còn có tên gọi khác là chùa Đầm. Sở dĩ có tên như vây là vì nơi đây có dòng sông chu (Lường giang) chảy qua, uốn lượn theo kiểu hình cánh cung, luôn bị đổi dòng theo thiên nhiên và thời gian đẫ để lại các ao, hồ, đầm (Chữ hán không có chữ Đầm nên viết là Đàm) nên gọi là Kẻ Đầm, Làng Đầm nên có tên là Chùa Đầm theo cách gọi của nhân dân để phân biệt với chùa của các làng khác.

           22200_676209482524789_886461241436229089_n.jpg
          Cổng chùa Đầm - xã Xuân Thiên
       Thời dựng nước, nơi đây thuộc vùng đất bộ cửu chân trong đất cổ của các Vua Hùng, đến đầu công nguyên, Xuân Thiên thuộc Vô Biên. Thời kỳ này dân cư quanh vùng đã xuất hiện những đơn vị cư trú tiền thân của làng xã, đó là những kẻ, những chiềng, những chợ: Kẻ Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên), kẻ Mía (xã Thọ diên), Kẻ Cham (xã Xuân Lam), Kẻ Đầm tức phố Đầm ngày nay.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” cho biết từ thời Trần trở về trước Xuân Thiên thuộc huyện Cổ lôi, trấn Thanh Đô. Thời thuộc Minh, Xuân Thiên thuộc huyện Lôi Dương phủ Thanh hóa.
Thời vua Lê Thanh Tông, Xuân thiên thuộc huyện Thụy nguyên, dười triều nguyễn, Xuân thiên là đất thuộc Tổng Quảng Thi, huyện Thụy Nguyên. Năm 1900 phần đất miền núi của Tổng Quảng Thi và Tổng An Trường đước tách ra để thành lập huyện Ngọc Lặc. đất còn lại của hai tổng này đước sáp nhập lại thành tổng Quảng yên trực thuộc huyện Lôi Dương. Sau đó đổi thành huyện Thọ Xuân. Sau cách mạng tháng 8 năm 1954 Xuân Thiên thuộc xã Thuận Thiên và ngày nay là xã Xuân Thiên.
Nhìn lại lịch sử nhiều đời, Xuân Thiên là vùng đất được hình thành khá sớm. Cư dân vùng đất này bao đời sống chủ yếu dựa vào vùng đồng bằng sông Chu để sản xuất nông nghiệp.
Chùa Quảng Phúc được xây dựng từi thời Trần (thế kỷ XIV). Trước đây Chùa là một trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng đạo phật của Tăng Ni Phật tử các huyện miền núi Thanh hóa. Chùa từng là nơi mở trường học để tăng Ni hàng năm tập ba tháng cám túc an cư trau dồi tam vô lậu hoặc Hoằng Dương Phật pháp phổ hóa chúng sinh.
Sang thế kỷ XV, cùng với sự khởi dựng của Nhà Lê đã kéo theo sự thay đổi của ý thức hệ tôn giáo, thay vào đó là sự hưng thịnh của nho giáo. Lúc này Phật giáo đã dần dần mất đi vai trò quốc giáo và lui dần vào hậu trường thôn dã. Chính vì vậy nhiều nơi trên cả nước, tín ngưỡng các tôn giáo khác được đưa vào chùa thờ chung với phật như đạo Nho, đạo Lão, tạo nên sự hài hòa của các bức tranh “Tam giáo đồng nguyên”, một biểu hiện phối thờ phổ biến trong bối cảnh lịch sử lúc bây giờ. Xã Xuân Thiên cũng giống như tất cả các làng xã khác trong cả nước đều có đủ chùa, đình, đền, điện, miếu, phủ ...Xã Xuân Thiên có hai chùa: Chùa Quảng phúc và chùa Hà.
Theo các cụ cao niên kể lại chùa Hà cũng được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV. Lúc đầu do lũ trẻ chăn trâu thường tụ tập nhau nặn tượng đất để tế lễ. Nhân dân làm ruộng xung quanh đó bỗng được mùa, cho rằng thần phật linh thiêng nên quyên góp tiền của dựng nên chùa Hà. Những năm sau lại được mùa, họ lại tạc tượng để thờ. Phía sau chùa có một cái giếng và bên cạnh cái giếng có trồng một cây Da, nên gọi là xứ đồng Da giếng.
Sau này chùa Hà bị phá, các pho tượng được rước vào chùa Quảng phúc để thờ. Hiện nay ngoài việc thờ phật chùa Quảng phúc còn thờ các vị thành hoàn của làng do đình, đền, điện, miếu, phủ...đến nay không còn nữa nên nhân dân rước thần vị long ngai của các các vị thần vào chùa để thờ như:
1. Lê Triều Thụy Hoa công chúa, Tôn thần Chiêu ứng, tứ Kim Chính khí, Tước phong Dực Bảo trung hưng linh phù Tôn thần.
2. Trần triều Mỹ Hoa công chúa, Dực Bảo trung hưng linh phù Tôn Thần.
3. Lê triều Chính ấn quận phu nhân.
4. Nguyện thuyền thái trưởng Bùi Tôn Thần sắc phong “Dực bảo trung hưng linh phù Tôn thần” nhân dân quen gọi là tứ vị Thánh bà (bà Tiếp Lộc, bà Thê Trang, bà Phủ Đẩm, Bà Hậu).
5. Bản cảnh Thanh hoàng Cao Sơn, quốc chủ linh thạch , tằng tự văn trường linh ứng thượng thượng đẳng tối linh Tôn thần.
6. Quan cơ đô Bác Thành hoàng
7. Tương hữu bảo ngã Lê Dân, thiên cương, tối tú, tối linh tôn thần.
8. Trần lựu: Người xã Lỗ Tử, huyện Thụy Nguyên, sinh thời đã tinh thông võ nghệ, một lòng yêu nước thương dân, nghe tin Lê Lợi đang sử soạn khởi nghĩa Lam sơn, ông đã đưa cả gia đình về Đàm Thi sách sinh sống rồi theo Lê Lợi khởi nghĩa. Năm 1416 ông cùng các Tướng khác tham gia hội thề Lũng Nhai và lập công xuất sắc cho đến ngày kháng chiến thành công. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi ông đã được ban Quốc tính họ Lê và liệt vào hàng công thần bậc nhất. Sau khi mất ông được truy tặng “Thái phó điền quận công” tôn là “Trần Phúc Mai ấm liệt triều đại phu”.
9. Trần Bỉnh: năm 1863, Trần Bỉnh là cháu 6 đời của Trần Lựu được bổ về làm quan phủ Thọ Xuân. Sau khi mất bài vị của ông được nhân dân rước vào thờ ở Chùa.
              1908194_1437220753267193_6458051856807449289_n.jpg
Chùa Quảng phúc là công trình kiến trúc duy nhất còn lại khá trọn vẹn. Chùa được xây dựng trên khu đất cao, bằng phẳng, bao quanh là những cây đại thụ, tổng thể được bố trí hài hoà. Tam quan, gác chuông và phủ mẫu nằm giáp chùa về phía đông bị phá, nhưng đến nay đã được xây dựng lại. Qua dấu vết nền móng còn lại cho chúng ta thấy chùa trước kia rất đồ sộ và là chốn tôn nghiêm của phật giáo, gồm các kiến trúc như nhà Tổ, Tăng đường, khách xá nằm phía sau chùa và phía tây là khu để xá lợi của các vị Tổ sư tu hành và viên tịch tại đây vẫn còn dấu tích và trong ký ức người già.
Chùa Quảng Phúc nằm ngay trục đường liên xã, cách khu di tích lịch sử Lam kinh chừng 3 Km về phía đông. Chùa được xây dựng theo kiểu hình chữa Đinh gồm có Tiền Đường và Hậu cung. TIền đường là một ngôi nhà gồm 5 gian và 2 vỉ bít đốc, có diện tích 140m2. Hệ thống vì kèo được kết cấutheo kiểu cột trụ câu đầu trốn cột cái. Khoảng cách từ xà thượng đến xà hạ là 0,7m. Liên kết giũa cột con và cột hiên là các kẻ bẩy. Toàn bộ kiến trúc được lắp ghép qua các hệ thống cột, xà và kẻ bẩy. Cột hiên được dựng bằng gỗ, có bẫy đỡ ra hiên, xà trụ câu đầu xoi vuông chém cạnh. kèo được bố trí theo kiểu đón lá dong, mái lợp ngói vẩy, phần chắn của tiền đường kết cấu đơn giản bằng các lớp tường xây. Liền kề tiền đường có hai cửa nách đi vào hậu cung.
Hậu cung là một ngôi nhà gồm 5 gian, được xây theo chiều dọc của thân đất, sau này được nối thêm một vì xà và xây lại đốc. Tổng cộng đầy đủ của hậu cung là 7 gian với diện tíc 111m2.
Chùa đã qua nhiều lần sữa chữa nền các vì kèo ở đây cũng mang dáng dấp mỹ thuật điêu khắc khác nhau. Vì kèo của gian đầu hồi giáp tiền đường được kết cấu theo kiểu kẻ chuyền giá chiêng. Các cột cái, cột hiên, con ngang trốn cột quân.
Nhìn chung, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, gần đây nhất vào triều vua Khải Định (1916) nên hầu hết các mảng kiến trúc trên vì kèo, các bức cuốn lá dong đều mang đậm phong cách mỹ thuật thời Nguyễn.
Chùa Quảng phúc được áp dụng hình thức phối thời, tiền Phật hầu thần.
Hệ thống tượng thờ được bố trí nhiều tầng, lớp. Lớp trên cùng giáp với vách hậu cung là 3 pho tượng tam thế Phật cao 0,68m, rộng 0,48m. Lớp thứ 2 thờ tượng Di đà tứ thánh 4 pho tượng đều có chiều cao là 1m, rộng 0.4m.
Lớp thứ 3 thờ tượng Quan âm chuẩn đề cao 1,15m rộng 0,65m
Lớp thứ 4 là toà Cửu Long và Phật Thích Ca sơ sinh cao1,5m. Rộng 0,5m.
Lớp thứ 5 là tượng Nam Tào và Bắc Đẩu cao 0,68m, rộng 0,52m
Lớp thứ 6 là hương án bầy lễ và khí cụ thờ cúng Phật như bát hương, đèn đồng. Phía ngoài là tượng Thánh Tăng, thổ địa.
Nhà tiền đường là tượng hai vị hộ pháp ngồi trên lưng khá to và bề thế. Đặc biệt là hai bức cuốn thư truyền rằng của vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông về đạo phật khi thăm chùa trong những dịp về Bái yết sơn lăng. Các pho tượng trong chùa có từ thời Trần, buổi đầu xây dựng chùa. Sau nhiều lần tôn tạo nhân dân lại công đức thêm nhiều tượng Phật, Tượng Mẫu, tượng hộ Pháp, tượng Tổ, Chuông chùa được làm năm Mậu Thìn (1928) và nhiều các đồ tế khí khác. Chùa Quảng Phúc là nơi hội tụ những tác phẩm điêu khắc mang ý nghĩa trang trí, làm tăng thêm sự trang nghiêm và lộng lẫy ở điện thờ. Ngoài các bức tượng kể trên còn có các bức cửa võng. Đại tự, Câu đối... được chạm khắc tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc nhiều thời kỳ khác nhau.
Năm 1998, sau lần trùng tu này chùa Quảng Phúc đã khang trang, bề thế. Sau đó các nhà nghiên cứu đã giúp đỡ địa phương và nhà chùa đặt vấn đề khảo cứư tìm luận chứng khoa học báo cáo tỉnh và huyện xin công nhận chùa Quảng Phúc là một di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc Nghệ thuật. Sau nhiều ngày kiểm tra, đối chứng Tỉnh đã có Quyết định công nhạn chùa Quảng Phúc là một di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật.
Năm 2006 theo nguyện vọng của tín đồ phật tử và nhân dân địa phương UBND Xã có Tờ trình được tỉnh huyện chấp thuận. Ngày 6/7/2007 Tỉnh hội phật giáo Thanh Hoá đã có Quyết định bổ nhiệm Đại Đức Thích Nguyên Đạo về trụ trì và điều hành mọi hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đạo phật chùa Quảng phúc.
Nhìn lại bước đường đã qua lòng đầy phấn khởi Phật tử chùa Quảng phúc tri ân đồng bào và Đảng uỷ, chính quyền, Mặt trận các cấp đã giúp đỡ về mọi mặt trong thời gian qua.Tín đồ phật tử tin tưởng quyết tâm đi theo con đường mà giáo hội đã vạch ra “Đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội” nguyện cùng toàn dân xây đắp quê hương đất nước ngày một thịnh vượng, ấm no như tâm nguyện của đức Phật./.
  
                                              

Công khai thủ tục hành chính