Xã Xuân Thiên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Ngày 10/09/2024 10:59:36
Xã Xuân Thiên (Thọ Xuân) là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Đây là nơi sản sinh ra nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể giàu giá trị. Để rồi, trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, việc khai thác, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Hiện Xuân Thiên có 2 di tích cấp tỉnh là chùa Đầm và đình Quảng Thi; cùng với các di tích giàu giá trị khác là đình Hào Kiệt, nhà thờ Giáo họ Kẻ Đầm (làng Quảng Ích), phủ Đầm (thôn Hòa Ninh); bia Thụy Hoa công chúa, bia Lê Sao (thôn Hiệp Lực), bia Trần Lựu (thôn Thống Nhất) và các nhà thờ họ thờ công thần thời Lê như Lê Đình, Lê Sao, Lê Đức... Đặc biệt, trước những năm 70 của thế kỷ XX, xã Xuân Thiên có khoảng 100 ngôi nhà cổ, tập trung chủ yếu ở Phố Đầm. Bên cạnh các di tích, Xuân Thiên còn là một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Nổi bật là các lễ hội truyền thống, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo như lễ kỵ bà Thê Trang; lễ Phật Đản; lễ kỵ Thụy Hoa công chúa; lễ kỵ Trần Lựu; lễ Kỳ Phúc... Ngoài ra, vào xuân thu nhị kỳ, ngày sóc, ngày vọng, ngày tết... người dân đều tổ chức tế nữ quan, tế nam quan... Trong đó, có 2 lễ hội truyền thống lớn là lễ Kỳ Phúc (chùa Đầm) được tổ chức vào 16-3 âm lịch hàng năm và hội làng Quảng Ích được tổ chức vào 15-2 âm lịch hàng năm. Bên cạnh phần lễ với nhiều nghi thức trang trọng; phần hội có nhiều trò chơi, trò diễn dân gian như đua thuyền, múa sư tử, cờ người, bài điếm... Ngoài ra, qua quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, người dân Xuân Thiên còn sáng tạo nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân tộc đặc sắc như chuyện kể dân gian, câu đối, thơ ca, hát ả đào, hát bội, hát chèo, chầu văn, hát đối, hò...
Tuy nhiên, trải qua thời gian và biến động lịch sử cũng như đời sống xã hội, nhiều di sản vật thể và phi vật thể của địa phương đã bị xuống cấp, mai một, thất truyền. Chẳng hạn như trong khoảng 100 ngôi nhà cổ ở Phố Đầm, hiện chỉ còn 17 ngôi nhà giữ được tương đối nguyên vẹn dáng vẻ cổ xưa bên ngoài và một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Trong đó có 2 ngôi nhà do địa phương quản lý, còn lại là nhà ở của người dân. Chợ Đầm trước đây là nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền và nổi tiếng với các cửa hàng, cửa hiệu như hiệu thuốc Nam Ích Long, hiệu thuốc bắc Quảng Phát, hiệu thuốc lào Mỹ Thái, hiệu nhuộm Tân Mỹ, hiệu vàng Tân Long, hiệu vàng bạc, kim hoàn... Đồng thời, Phố Đầm còn là đất nghề với các nghề làm nón lá, nghề mộc, nghề rèn, nghề đan lát... Ngày nay, các hiệu buôn và nghề truyền thống đã không còn, cả Phố Đầm chỉ còn lại 2 hộ vẫn giữ nghề làm nón; tên hiệu thuốc Nam Ích Long còn trên tường một nhà dân ở Phố Đầm được xây dựng từ trước năm 1930.
Trước thực trạng trên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xã Xuân Thiên triển khai thực hiện tương đối hiệu quả trong vài năm trở lại đây. Theo đó, nhiều tư liệu quý về văn hóa phi vật thể như trò diễn, trò chơi dân gian, bí quyết nghề thủ công truyền thống... đã và đang được nghiên cứu, phục hồi như trò múa sư tử, đánh cờ người, đua thuyền, chọi gà... Hiện trò múa sư tử được duy trì tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch và đã được đưa vào danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với đó, làng Quảng Ích vẫn duy trì các câu lạc bộ thơ ca, hát chèo, chầu văn. Các món ẩm thực truyền thống như phở Cự, cá rô Đầm Sét, nem, giò, chả, bánh cuốn, bánh khoái, bánh lá, bánh nếp, bánh đúc, tương Đầm... vẫn được duy trì. Riêng phở Cự nổi tiếng vẫn đang được bán ở Phố Đầm, phố Bái Thượng (xã Xuân Bái, Thường Xuân) và Phố Cống (thị trấn Ngọc Lặc).
Để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Thọ Xuân, xã Xuân Thiên đã quan tâm, tạo điều kiện để khai thác, phát triển du lịch. Một trong những cơ sở đặt nền móng cho nhiệm vụ này là ngày 7-1-2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận Phố Đầm là điểm du lịch (Quyết định số 47/QĐ-UBND). Việc Phố Đầm trở thành điểm du lịch sẽ là cơ hội để địa phương giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và người Xuân Thiên đến với bạn bè, du khách. Để hiện thực hóa mục tiêu biến các di sản văn hóa đặc sắc trở thành “nam châm” thu hút du khách; trước mắt, UBND xã Xuân Thiên đã xây dựng Đề án “Phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa nhà cổ Phố Đầm và các sản phẩm văn hóa truyền thống địa phương”. Đây cũng là 1 trong 3 chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ xã Xuân Thiên, nhiệm kỳ 2020-2025, với mục tiêu: phát triển du lịch gắn với chuyển dịch kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế địa phương; phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và văn hóa đặc trưng của địa phương.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch gắn với khai thác tiềm năng di sản văn hóa, xã Xuân Thiên cần được quan tâm đầu tư thêm hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch. Hiện, hệ thống giao thông kết nối Xuân Thiên với các trung tâm huyện đã được quan tâm đầu tư; đồng thời, một số tuyến đường trong khu dân cư trên địa bàn cũng đang tiếp tục được mở rộng, nâng cấp. Tuy nhiên, địa phương đang cần được đầu tư thêm một số tuyến giao thông quan trọng, ví như tuyến Xuân Thiên nối với Thọ Diên để kết nối 2 điểm đến du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Đồng thời, địa phương cần sớm quy hoạch khu để xe, nhà vệ sinh công cộng; đầu tư xây dựng nhà hàng; tu sửa, chỉnh trang một số nhà cổ, xây dựng khu trưng bày các sản phẩm truyền thống. Cùng với đó là đào tạo nhân lực làm công tác quản lý, hướng dẫn tham quan du lịch; nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ hình ảnh, cảnh quan môi trường, các di tích lịch sử văn hóa. Đồng thời, tích cực xúc tiến, quảng bá hình ảnh Phố Đầm gắn với những ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX nói riêng, hình ảnh vùng đất, văn hóa và con người Xuân Thiên nói chung, đến đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
PHỐ ĐẦM XƯA VÀ NAY (XÃ XUÂN THIÊN)
17/09/2024 15:59:34 -
XUÂN THIÊN: BẢO TỒN BẢO PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
10/09/2024 11:02:05 -
Xã Xuân Thiên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
10/09/2024 10:59:36 -
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ DU LỊCH VÀ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN MINH DU LỊCH
12/06/2024 17:39:57
Xã Xuân Thiên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Đăng lúc: 10/09/2024 10:59:36 (GMT+7)
Xã Xuân Thiên (Thọ Xuân) là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Đây là nơi sản sinh ra nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể giàu giá trị. Để rồi, trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, việc khai thác, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Hiện Xuân Thiên có 2 di tích cấp tỉnh là chùa Đầm và đình Quảng Thi; cùng với các di tích giàu giá trị khác là đình Hào Kiệt, nhà thờ Giáo họ Kẻ Đầm (làng Quảng Ích), phủ Đầm (thôn Hòa Ninh); bia Thụy Hoa công chúa, bia Lê Sao (thôn Hiệp Lực), bia Trần Lựu (thôn Thống Nhất) và các nhà thờ họ thờ công thần thời Lê như Lê Đình, Lê Sao, Lê Đức... Đặc biệt, trước những năm 70 của thế kỷ XX, xã Xuân Thiên có khoảng 100 ngôi nhà cổ, tập trung chủ yếu ở Phố Đầm. Bên cạnh các di tích, Xuân Thiên còn là một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Nổi bật là các lễ hội truyền thống, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo như lễ kỵ bà Thê Trang; lễ Phật Đản; lễ kỵ Thụy Hoa công chúa; lễ kỵ Trần Lựu; lễ Kỳ Phúc... Ngoài ra, vào xuân thu nhị kỳ, ngày sóc, ngày vọng, ngày tết... người dân đều tổ chức tế nữ quan, tế nam quan... Trong đó, có 2 lễ hội truyền thống lớn là lễ Kỳ Phúc (chùa Đầm) được tổ chức vào 16-3 âm lịch hàng năm và hội làng Quảng Ích được tổ chức vào 15-2 âm lịch hàng năm. Bên cạnh phần lễ với nhiều nghi thức trang trọng; phần hội có nhiều trò chơi, trò diễn dân gian như đua thuyền, múa sư tử, cờ người, bài điếm... Ngoài ra, qua quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, người dân Xuân Thiên còn sáng tạo nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân tộc đặc sắc như chuyện kể dân gian, câu đối, thơ ca, hát ả đào, hát bội, hát chèo, chầu văn, hát đối, hò...
Tuy nhiên, trải qua thời gian và biến động lịch sử cũng như đời sống xã hội, nhiều di sản vật thể và phi vật thể của địa phương đã bị xuống cấp, mai một, thất truyền. Chẳng hạn như trong khoảng 100 ngôi nhà cổ ở Phố Đầm, hiện chỉ còn 17 ngôi nhà giữ được tương đối nguyên vẹn dáng vẻ cổ xưa bên ngoài và một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Trong đó có 2 ngôi nhà do địa phương quản lý, còn lại là nhà ở của người dân. Chợ Đầm trước đây là nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền và nổi tiếng với các cửa hàng, cửa hiệu như hiệu thuốc Nam Ích Long, hiệu thuốc bắc Quảng Phát, hiệu thuốc lào Mỹ Thái, hiệu nhuộm Tân Mỹ, hiệu vàng Tân Long, hiệu vàng bạc, kim hoàn... Đồng thời, Phố Đầm còn là đất nghề với các nghề làm nón lá, nghề mộc, nghề rèn, nghề đan lát... Ngày nay, các hiệu buôn và nghề truyền thống đã không còn, cả Phố Đầm chỉ còn lại 2 hộ vẫn giữ nghề làm nón; tên hiệu thuốc Nam Ích Long còn trên tường một nhà dân ở Phố Đầm được xây dựng từ trước năm 1930.
Trước thực trạng trên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xã Xuân Thiên triển khai thực hiện tương đối hiệu quả trong vài năm trở lại đây. Theo đó, nhiều tư liệu quý về văn hóa phi vật thể như trò diễn, trò chơi dân gian, bí quyết nghề thủ công truyền thống... đã và đang được nghiên cứu, phục hồi như trò múa sư tử, đánh cờ người, đua thuyền, chọi gà... Hiện trò múa sư tử được duy trì tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch và đã được đưa vào danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với đó, làng Quảng Ích vẫn duy trì các câu lạc bộ thơ ca, hát chèo, chầu văn. Các món ẩm thực truyền thống như phở Cự, cá rô Đầm Sét, nem, giò, chả, bánh cuốn, bánh khoái, bánh lá, bánh nếp, bánh đúc, tương Đầm... vẫn được duy trì. Riêng phở Cự nổi tiếng vẫn đang được bán ở Phố Đầm, phố Bái Thượng (xã Xuân Bái, Thường Xuân) và Phố Cống (thị trấn Ngọc Lặc).
Để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Thọ Xuân, xã Xuân Thiên đã quan tâm, tạo điều kiện để khai thác, phát triển du lịch. Một trong những cơ sở đặt nền móng cho nhiệm vụ này là ngày 7-1-2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận Phố Đầm là điểm du lịch (Quyết định số 47/QĐ-UBND). Việc Phố Đầm trở thành điểm du lịch sẽ là cơ hội để địa phương giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và người Xuân Thiên đến với bạn bè, du khách. Để hiện thực hóa mục tiêu biến các di sản văn hóa đặc sắc trở thành “nam châm” thu hút du khách; trước mắt, UBND xã Xuân Thiên đã xây dựng Đề án “Phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa nhà cổ Phố Đầm và các sản phẩm văn hóa truyền thống địa phương”. Đây cũng là 1 trong 3 chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ xã Xuân Thiên, nhiệm kỳ 2020-2025, với mục tiêu: phát triển du lịch gắn với chuyển dịch kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế địa phương; phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và văn hóa đặc trưng của địa phương.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch gắn với khai thác tiềm năng di sản văn hóa, xã Xuân Thiên cần được quan tâm đầu tư thêm hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch. Hiện, hệ thống giao thông kết nối Xuân Thiên với các trung tâm huyện đã được quan tâm đầu tư; đồng thời, một số tuyến đường trong khu dân cư trên địa bàn cũng đang tiếp tục được mở rộng, nâng cấp. Tuy nhiên, địa phương đang cần được đầu tư thêm một số tuyến giao thông quan trọng, ví như tuyến Xuân Thiên nối với Thọ Diên để kết nối 2 điểm đến du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Đồng thời, địa phương cần sớm quy hoạch khu để xe, nhà vệ sinh công cộng; đầu tư xây dựng nhà hàng; tu sửa, chỉnh trang một số nhà cổ, xây dựng khu trưng bày các sản phẩm truyền thống. Cùng với đó là đào tạo nhân lực làm công tác quản lý, hướng dẫn tham quan du lịch; nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ hình ảnh, cảnh quan môi trường, các di tích lịch sử văn hóa. Đồng thời, tích cực xúc tiến, quảng bá hình ảnh Phố Đầm gắn với những ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX nói riêng, hình ảnh vùng đất, văn hóa và con người Xuân Thiên nói chung, đến đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)