Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198884

MÙA THU ĐẤT TRỜI - MÙA THU LAM KINH

Ngày 02/10/2023 16:30:19


- Tháng 8 (âm lịch) đất trời đã thực sự vào thu. Nắng hanh hao, vàng ruộm nhuộm cả không gian. Thu đến, như chỉ dấu báo hiệu một “nhịp” của thời gian đang dần đi về chặng cuối - một năm lại sắp sửa đi qua. Và như đã hẹn, trong những ngày “thu rất thật thu” ấy, lòng người lại xốn xang nẻo về nguồn - về với Lam Kinh, về với lễ hội.
 637076632.jpg
Người dân, du khách dâng hương tại mộ vua Lê Thái tổ trong Khu di tích Lam Kinh.

Trong những ngày thu thật đẹp này, lòng người cũng “thênh thang”, rộng mở hơn. Nếu có thể, hãy về với Lam Kinh của xứ Thanh trong những ngày thu này, để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của không gian, thời gian “quện lẫn” cùng dấu tích lịch sử. Những điện miếu uy nghiêm ẩn mình dưới tán cây rừng xanh mướt mát, lấp lánh nắng thu vàng. Vẫn là Lam Kinh nơi núi rừng Lam Sơn, nhưng lòng người lại có chút “bồi hồi” xúc cảm. Là bởi thu về, cũng là mùa lễ hội nơi chốn thiêng Lam Kinh.

Hơn 600 năm trước, vương triều Trần suy vong, Hồ Quý Ly với khát vọng cải cách nhưng lại không được lòng dân, vì thế triều đại nhà Hồ dẫu thành đá vững chãi cũng chẳng thể chống lại gót giày kẻ xâm lược phương Bắc. Để rồi đâu chỉ “anh hùng ôm hận ngàn năm” mà vận mệnh dân tộc cũng ngàn cân treo sợi tóc. Bấy giờ, nơi núi rừng Lam Sơn, Bình Định vương Lê Lợi đã cùng với hào kiệt bốn phương tụ về, sau 10 năm nếm mật nằm gai, đã làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quét sạch bóng giặc xâm lược, lập nên vương triều nhà Lê. Cũng từ đây, trên đất Lam Sơn xứ Thanh - một Lam Kinh đã được dựng xây, như một sự tri ân, tưởng nhớ tiên tổ của các triều đại vua Lê. Không chỉ là quê hương, Lam Kinh còn là chốn an nghỉ vĩnh hằng của các vua và Hoàng thái hậu thời Lê sơ.
 637076635.jpg

Lễ hội Lam Kinh tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu tụ nghĩa nơi núi rừng Lam Sơn. (Ảnh chụp Lễ hội Lam Kinh năm 2022)

Sau 5 năm ở ngôi với bộn bề những lo toan của một vương triều, vua Lê Thái tổ qua đời vào ngày 22 tháng 8 (âm lịch), thi hài đức vua được đưa về an táng tại Lam Kinh. Tưởng nhớ công lao của vua Lê Thái tổ, hằng năm vào ngày mất của ngài, con cháu dòng họ Lê từ khắp muôn phương và bước chân du khách lại tìm về chốn thiêng Lam Kinh để bày tỏ tấm lòng tri ân thành kính đến người Anh hùng giải phóng dân tộc; cũng là dịp tưởng nhớ các vị vua nhà Lê, tướng sĩ, Nhân dân đã góp sức mình cho lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Người Việt Nam từ thuở nằm nôi, đã thấm đẫm lời ru của bà, của mẹ, rằng “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Sự biết ơn hiểu rộng hơn, là với những cống hiến, hy sinh, tranh đấu của các bậc anh hùng, hào kiệt, cha anh đi trước để giữ vững, dựng xây một dải non sông gấm vóc vững bền. Và như vậy, khởi nguồn là lễ tưởng nhớ ngày mất của đức vua Lê Thái tổ, hàng trăm năm trôi qua, Lễ hội Lam Kinh đã thực sự trở thành cuộc “hành hương” trở về “nguồn cội”.

Nhắc đến Lễ hội Lam Kinh, bao đời nay, dân gian vẫn lưu truyền câu ca “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng dầu”.... Trước ngày giỗ vua Lê Thái tổ, là ngày “giỗ” khai quốc công thần Trung Túc vương Lê Lai, người đã “liều mình cứu chúa” trong thời khắc cam go nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sự hy sinh của ông, được Bình Định vương Lê Lợi sau khi lên ngôi vua vẫn trăn trở nhớ mãi. Vậy nên, trước khi băng hà, vua Lê Thái tổ căn dặn làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ vua. Và sau ngày giỗ vua, là “ngày giỗ” bà hàng dầu. Một người đàn bà mà tên gọi vừa mờ vừa tỏ, gắn liền với truyền thuyết lưu truyền. Nếu sự hy sinh của Trung Túc vương Lê Lai là sự hy sinh của vị tướng quân vì chủ tướng, vì nghiệp lớn; thì sự hy sinh của bà hàng dầu có thể xem là đại diện cho sự hy sinh của Nhân dân đã nuôi giấu, chở che cho Bình Định vương Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Bởi trong suốt 10 năm nếm mật nằm gai ấy, trong những hoàn cảnh khó khăn, khốn cùng nhất, nghĩa quân Lam Sơn vẫn được sự đùm bọc, chở che của những “bà hàng dầu” ở khắp mọi nơi, từ miền núi xuống miền xuôi, từ xứ Thanh và xứ Nghệ...

Đi qua thời gian, Lễ hội Lam Kinh đã trở thành lễ hội của Nhân dân, khảm sâu vào đời sống tinh thần của người dân, để mỗi độ thu sang, tháng 8 về, người dân lại nhắc nhớ “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi...”. Tôi nhớ đến bà ngoại mình nhiều năm trước. Khi đó, Lam Kinh vẫn trong những ngày đầu phục dựng, đường về Lam Kinh cũng chẳng đẹp như bây giờ, ngoại tôi dù tuổi đã cao, vẫn chỉ một ao ước, được về Lam Kinh trong dịp lễ hội!
 637076637.jpg

Khu di tích Lam Kinh trong những ngày thu dường như cũng đẹp hơn.

Không chỉ ngoại tôi. Trong những ngày Lễ hội Lam Kinh, những dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc lại nối chân nhau về với chốn thiêng Lam Kinh. Ở đó, ta bắt gặp những bà, những mẹ trong sắc phục truyền thống vượt chặng đường dài về với lễ hội; những người mẹ nắm tay con trẻ... náo nức, tươi vui và thành kính.

Lễ hội Lam Kinh không chỉ là lễ hội của đất và người xứ Thanh, đó là lễ hội của các dân tộc anh em, các tầng lớp Nhân dân. Chị Nguyễn Thị Hiền - một du khách đến từ TP Ninh Bình về thăm Lam Kinh trong những ngày cận kề chính hội, chia sẻ xúc cảm: “Dù đã được biết đến Lam Kinh qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhưng tôi không nghĩ, Lam Kinh đẹp đến thế. Lam Kinh dường như là sự “lắng đọng” của vẻ đẹp không gian, thời gian và bàn tay tài hoa của con người với những công trình kiến trúc gỗ đặc sắc... khiến kẻ viễn khách mải mê, say đắm”.

Mùa thu - mùa Lễ hội Lam Kinh đã thực sự về. Lễ hội Lam Kinh năm 2023 - Kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái tổ đăng quang, 590 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Nguồn; Baovhđs 

MÙA THU ĐẤT TRỜI - MÙA THU LAM KINH

Đăng lúc: 02/10/2023 16:30:19 (GMT+7)


- Tháng 8 (âm lịch) đất trời đã thực sự vào thu. Nắng hanh hao, vàng ruộm nhuộm cả không gian. Thu đến, như chỉ dấu báo hiệu một “nhịp” của thời gian đang dần đi về chặng cuối - một năm lại sắp sửa đi qua. Và như đã hẹn, trong những ngày “thu rất thật thu” ấy, lòng người lại xốn xang nẻo về nguồn - về với Lam Kinh, về với lễ hội.
 637076632.jpg
Người dân, du khách dâng hương tại mộ vua Lê Thái tổ trong Khu di tích Lam Kinh.

Trong những ngày thu thật đẹp này, lòng người cũng “thênh thang”, rộng mở hơn. Nếu có thể, hãy về với Lam Kinh của xứ Thanh trong những ngày thu này, để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của không gian, thời gian “quện lẫn” cùng dấu tích lịch sử. Những điện miếu uy nghiêm ẩn mình dưới tán cây rừng xanh mướt mát, lấp lánh nắng thu vàng. Vẫn là Lam Kinh nơi núi rừng Lam Sơn, nhưng lòng người lại có chút “bồi hồi” xúc cảm. Là bởi thu về, cũng là mùa lễ hội nơi chốn thiêng Lam Kinh.

Hơn 600 năm trước, vương triều Trần suy vong, Hồ Quý Ly với khát vọng cải cách nhưng lại không được lòng dân, vì thế triều đại nhà Hồ dẫu thành đá vững chãi cũng chẳng thể chống lại gót giày kẻ xâm lược phương Bắc. Để rồi đâu chỉ “anh hùng ôm hận ngàn năm” mà vận mệnh dân tộc cũng ngàn cân treo sợi tóc. Bấy giờ, nơi núi rừng Lam Sơn, Bình Định vương Lê Lợi đã cùng với hào kiệt bốn phương tụ về, sau 10 năm nếm mật nằm gai, đã làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quét sạch bóng giặc xâm lược, lập nên vương triều nhà Lê. Cũng từ đây, trên đất Lam Sơn xứ Thanh - một Lam Kinh đã được dựng xây, như một sự tri ân, tưởng nhớ tiên tổ của các triều đại vua Lê. Không chỉ là quê hương, Lam Kinh còn là chốn an nghỉ vĩnh hằng của các vua và Hoàng thái hậu thời Lê sơ.
 637076635.jpg

Lễ hội Lam Kinh tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu tụ nghĩa nơi núi rừng Lam Sơn. (Ảnh chụp Lễ hội Lam Kinh năm 2022)

Sau 5 năm ở ngôi với bộn bề những lo toan của một vương triều, vua Lê Thái tổ qua đời vào ngày 22 tháng 8 (âm lịch), thi hài đức vua được đưa về an táng tại Lam Kinh. Tưởng nhớ công lao của vua Lê Thái tổ, hằng năm vào ngày mất của ngài, con cháu dòng họ Lê từ khắp muôn phương và bước chân du khách lại tìm về chốn thiêng Lam Kinh để bày tỏ tấm lòng tri ân thành kính đến người Anh hùng giải phóng dân tộc; cũng là dịp tưởng nhớ các vị vua nhà Lê, tướng sĩ, Nhân dân đã góp sức mình cho lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Người Việt Nam từ thuở nằm nôi, đã thấm đẫm lời ru của bà, của mẹ, rằng “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Sự biết ơn hiểu rộng hơn, là với những cống hiến, hy sinh, tranh đấu của các bậc anh hùng, hào kiệt, cha anh đi trước để giữ vững, dựng xây một dải non sông gấm vóc vững bền. Và như vậy, khởi nguồn là lễ tưởng nhớ ngày mất của đức vua Lê Thái tổ, hàng trăm năm trôi qua, Lễ hội Lam Kinh đã thực sự trở thành cuộc “hành hương” trở về “nguồn cội”.

Nhắc đến Lễ hội Lam Kinh, bao đời nay, dân gian vẫn lưu truyền câu ca “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng dầu”.... Trước ngày giỗ vua Lê Thái tổ, là ngày “giỗ” khai quốc công thần Trung Túc vương Lê Lai, người đã “liều mình cứu chúa” trong thời khắc cam go nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sự hy sinh của ông, được Bình Định vương Lê Lợi sau khi lên ngôi vua vẫn trăn trở nhớ mãi. Vậy nên, trước khi băng hà, vua Lê Thái tổ căn dặn làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ vua. Và sau ngày giỗ vua, là “ngày giỗ” bà hàng dầu. Một người đàn bà mà tên gọi vừa mờ vừa tỏ, gắn liền với truyền thuyết lưu truyền. Nếu sự hy sinh của Trung Túc vương Lê Lai là sự hy sinh của vị tướng quân vì chủ tướng, vì nghiệp lớn; thì sự hy sinh của bà hàng dầu có thể xem là đại diện cho sự hy sinh của Nhân dân đã nuôi giấu, chở che cho Bình Định vương Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Bởi trong suốt 10 năm nếm mật nằm gai ấy, trong những hoàn cảnh khó khăn, khốn cùng nhất, nghĩa quân Lam Sơn vẫn được sự đùm bọc, chở che của những “bà hàng dầu” ở khắp mọi nơi, từ miền núi xuống miền xuôi, từ xứ Thanh và xứ Nghệ...

Đi qua thời gian, Lễ hội Lam Kinh đã trở thành lễ hội của Nhân dân, khảm sâu vào đời sống tinh thần của người dân, để mỗi độ thu sang, tháng 8 về, người dân lại nhắc nhớ “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi...”. Tôi nhớ đến bà ngoại mình nhiều năm trước. Khi đó, Lam Kinh vẫn trong những ngày đầu phục dựng, đường về Lam Kinh cũng chẳng đẹp như bây giờ, ngoại tôi dù tuổi đã cao, vẫn chỉ một ao ước, được về Lam Kinh trong dịp lễ hội!
 637076637.jpg

Khu di tích Lam Kinh trong những ngày thu dường như cũng đẹp hơn.

Không chỉ ngoại tôi. Trong những ngày Lễ hội Lam Kinh, những dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc lại nối chân nhau về với chốn thiêng Lam Kinh. Ở đó, ta bắt gặp những bà, những mẹ trong sắc phục truyền thống vượt chặng đường dài về với lễ hội; những người mẹ nắm tay con trẻ... náo nức, tươi vui và thành kính.

Lễ hội Lam Kinh không chỉ là lễ hội của đất và người xứ Thanh, đó là lễ hội của các dân tộc anh em, các tầng lớp Nhân dân. Chị Nguyễn Thị Hiền - một du khách đến từ TP Ninh Bình về thăm Lam Kinh trong những ngày cận kề chính hội, chia sẻ xúc cảm: “Dù đã được biết đến Lam Kinh qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhưng tôi không nghĩ, Lam Kinh đẹp đến thế. Lam Kinh dường như là sự “lắng đọng” của vẻ đẹp không gian, thời gian và bàn tay tài hoa của con người với những công trình kiến trúc gỗ đặc sắc... khiến kẻ viễn khách mải mê, say đắm”.

Mùa thu - mùa Lễ hội Lam Kinh đã thực sự về. Lễ hội Lam Kinh năm 2023 - Kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái tổ đăng quang, 590 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Nguồn; Baovhđs 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính