Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198884

LỄ HỘI LAM KINH THANH HÓA - TƯỞNG NHỚ NGHĨA QUÂN LAM SƠN

Ngày 13/09/2022 16:10:46

Thanh Hóa được biết đến là mảnh đất mang nhiều dấu ẩn lịch sử của các triều đại trước của Việt Nam. Nhắc tới đất Thanh Hóa chắc không ai không biết đến Thành Nhà Hồ, nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi, và đặc biệt là lễ hội Lam – lễ hội mang giá trị văn hóa lịch sử lớn của dân tộc.
image004.jpg
Lam Kinh là quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công ở những năm đầu của thế kỷ XV.
Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hóa cổ kính tạo nên Thanh Hóa - một vùng đất lịch sử hào hùng, góp phần bảo tồn nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
image003.jpg
Lễ hội Lam Kinh bắt đầu khi nào?
Lễ hội Lam Kinh bắt đầu từ khi vua Lê Thái Tổ băng hà được đưa về an táng tại Lam Kinh năm 1433. Từ đó, các đời vua sau và con cháu của ngài hàng năm vào ngày húy kị (21, 22 tháng 8 âm lịch) đều về Lam Kinh (thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) làm giỗ
Lễ hội Lam Kinh chính là lễ kỷ niệm ngày mất của vua Lê Thái Tổ. Hàng năm cứ đến ngày này, từ vua chúa đến con cháu trong hoàng tộc luôn ghi nhớ điều căn dặn của vua Lê Thái Tổ nói khi trao áo bào cho Lê Lai đóng giả Lê Lợi xông ra chiến trận: Sau này khi ta chết nhớ làm giỗ Lê Lai trước ta một ngày. Từ đó, câu ca “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” đã in đậm trong tâm thức mỗi người con đất Việt từ đời này qua đời khác. Đây chính là nét đẹp truyền thống, là đạo lý nhân văn ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
image001.jpg
Lễ hội Lam Kinh có gì đặc sắc?
Kể từ năm 1995 đến nay, Lễ hội Lam Kinh đã được phục dựng, tổ chức hằng năm với quy mô hoành tráng. Phần lễ tái hiện nhiều sự kiện trọng đại thời Lê như: Màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da các loại), cờ hội, rước kiệu; đặc biệt là những nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại.
image006.jpg
Phần hội sẽ là các chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện như: Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang, Phát huy hào khí Lam Sơn…
Ngoài ra còn có các trò chơi truyền thống mang đậm nét văn hóa xứ Thanh như: Trò Xuân Phả, trò Chiêng, dân ca Đông Anh, dân ca Sông Mã, thi đấu vật, đấu võ dân tộc, hội trại các làng văn hóa xứ Thanh, trưng bày các hiện vật, cổ vật triều Lê, trưng bày, giới thiệu tiềm năng du lịch sản phẩm ẩm thực xứ Thanh… Cảm hứng và mạch nguồn văn hóa giữ nước vẫn là dòng chảy xuyên suốt của lễ hội.
Lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống tạo nên dấu ấn của một vùng đất anh hùng đồng thời góp phần bảo tồn nền văn hóa của dân tộc. Đây cũng là điểm du lịch lý tưởng khi đến với vùng đất địa linh nhân kiệt này để tìm về cuội nguồn của dân tộc.
Nguồn: Tổng hợp Internet
 

LỄ HỘI LAM KINH THANH HÓA - TƯỞNG NHỚ NGHĨA QUÂN LAM SƠN

Đăng lúc: 13/09/2022 16:10:46 (GMT+7)

Thanh Hóa được biết đến là mảnh đất mang nhiều dấu ẩn lịch sử của các triều đại trước của Việt Nam. Nhắc tới đất Thanh Hóa chắc không ai không biết đến Thành Nhà Hồ, nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi, và đặc biệt là lễ hội Lam – lễ hội mang giá trị văn hóa lịch sử lớn của dân tộc.
image004.jpg
Lam Kinh là quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công ở những năm đầu của thế kỷ XV.
Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hóa cổ kính tạo nên Thanh Hóa - một vùng đất lịch sử hào hùng, góp phần bảo tồn nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
image003.jpg
Lễ hội Lam Kinh bắt đầu khi nào?
Lễ hội Lam Kinh bắt đầu từ khi vua Lê Thái Tổ băng hà được đưa về an táng tại Lam Kinh năm 1433. Từ đó, các đời vua sau và con cháu của ngài hàng năm vào ngày húy kị (21, 22 tháng 8 âm lịch) đều về Lam Kinh (thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) làm giỗ
Lễ hội Lam Kinh chính là lễ kỷ niệm ngày mất của vua Lê Thái Tổ. Hàng năm cứ đến ngày này, từ vua chúa đến con cháu trong hoàng tộc luôn ghi nhớ điều căn dặn của vua Lê Thái Tổ nói khi trao áo bào cho Lê Lai đóng giả Lê Lợi xông ra chiến trận: Sau này khi ta chết nhớ làm giỗ Lê Lai trước ta một ngày. Từ đó, câu ca “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” đã in đậm trong tâm thức mỗi người con đất Việt từ đời này qua đời khác. Đây chính là nét đẹp truyền thống, là đạo lý nhân văn ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
image001.jpg
Lễ hội Lam Kinh có gì đặc sắc?
Kể từ năm 1995 đến nay, Lễ hội Lam Kinh đã được phục dựng, tổ chức hằng năm với quy mô hoành tráng. Phần lễ tái hiện nhiều sự kiện trọng đại thời Lê như: Màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da các loại), cờ hội, rước kiệu; đặc biệt là những nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại.
image006.jpg
Phần hội sẽ là các chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện như: Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang, Phát huy hào khí Lam Sơn…
Ngoài ra còn có các trò chơi truyền thống mang đậm nét văn hóa xứ Thanh như: Trò Xuân Phả, trò Chiêng, dân ca Đông Anh, dân ca Sông Mã, thi đấu vật, đấu võ dân tộc, hội trại các làng văn hóa xứ Thanh, trưng bày các hiện vật, cổ vật triều Lê, trưng bày, giới thiệu tiềm năng du lịch sản phẩm ẩm thực xứ Thanh… Cảm hứng và mạch nguồn văn hóa giữ nước vẫn là dòng chảy xuyên suốt của lễ hội.
Lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống tạo nên dấu ấn của một vùng đất anh hùng đồng thời góp phần bảo tồn nền văn hóa của dân tộc. Đây cũng là điểm du lịch lý tưởng khi đến với vùng đất địa linh nhân kiệt này để tìm về cuội nguồn của dân tộc.
Nguồn: Tổng hợp Internet
 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính