Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198884

Lễ hội Lê Hoàn 2024 - Tiếng gọi cội nguồn

Ngày 05/04/2024 08:50:52

Lễ hội Lê Hoàn 2024 - Tiếng gọi cội nguồn
(Baothanhhoa.vn) - Đến hẹn lại lên, vào ngày 8-3 âm lịch hàng năm, người dân xứ Thanh và du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Lê Hoàn, dâng hương tưởng nhớ công ơn vua Lê Đại Hành - người đã lãnh đạo Nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981. Đây là lễ hội văn hóa mang đậm chất truyền thống, là tiếng gọi âm vang từ cội nguồn dân tộc.
637278622.jpg
Một sinh hoạt cộng đồng dưới triều vua Lê Đại Hành được tái hiện tại lễ hội.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Đại Hành Hoàng đế không chỉ có công lớn trong các cuộc chiến chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam và giữ nền độc lập cho dân tộc mà còn có nhiều đóng góp trong sự nghiệp ngoại giao xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.
Hoàng đế Lê Đại Hành (941-1005) húy là Lê Hoàn, sinh ra tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân). Khi Lê Hoàn lên 7 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời. Có viên quan án Châu Ái - Thanh Hóa đưa ông về làm con nuôi. Đến năm 16 tuổi, Lê Hoàn xin gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh. Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài được Đinh Bộ Lĩnh giao chỉ huy 2.000 binh sĩ, rồi cầm quân đi đánh các sứ quân. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Nhờ tài năng quân sự, dũng cảm lại có chí khí nên ông được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng. Năm 971, Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được phong chức Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền chỉ huy sứ (tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt), trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư (lúc đó ông mới 30 tuổi).
Sử sách còn ghi lại, tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại. Bấy giờ, Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính. Thế nhưng, những nghi ngờ, hiềm khích cũng từ đây mà ra, khi Quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Vệ úy Phạm Hạp nghi ngờ Lê Hoàn lộng quyền, muốn cướp ngôi vua, bèn dấy binh muốn diệt. Trong lúc nội bộ lục đục, thì phía Nam quân Chiêm Thành lăm le xâm nhập bờ cõi; phía Bắc nhà Tống gấp rút chuẩn bị quân lương tràn sang xâm lược. Giữa bối cảnh ấy, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được các tướng sĩ suy tôn lên ngôi thiên tử để vỗ về trăm họ, chỉnh đốn binh lương, diệt họa ngoại xâm. Đó âu cũng là việc “thuận theo lẽ trời, hợp với muôn dân” như lời Thái hậu Dương Vân Nga, khi bà khoác áo long bào, giao cơ nghiệp nhà Đinh vào tay Lê Hoàn. Điều này càng được khẳng định khi trên văn bia tại đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân ngày nay), do Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thực soạn, có đoạn nhấn mạnh: “Thường nghe các bậc đế vương thánh hiền nổi lên, ắt là do trời đất chung đúc nên phần ưu tú, núi sông tỏ rõ sự thiêng liêng, hòa khí tụ hội ứng kỳ mà sinh ra vậy”!.
Trong suốt 24 năm trị vì, với nhiều kế sách tiến bộ, khoan thư sức dân, thu hút hiền tài, khuyến khích phát triển nông nghiệp, vua Lê Đại Hành đã xây dựng Đại Cồ Việt trở thành quốc gia phát triển vững mạnh. Ngay từ thời điểm đó, ông đã rất coi trọng vấn đề phát triển thủy lợi và xác định đây là nền tảng để sản xuất nông nghiệp bền vững. Lê Hoàn được xem là một trong những vị vua “trọng nông” trong các triều đại phong kiến, đích thân ông đã nhiều lần xuống đồng cày cấy cùng bà con; ông còn khuyến khích Nhân dân mở rộng sản xuất tiểu - thủ công nghiệp, chủ yếu là nghề rèn đúc và gốm. Đặc biệt, ông đã cho đúc tiền Thiên Phúc là đồng tiền riêng của Việt Nam để không phải lệ thuộc vào tiền nhà Tống (Trung Quốc). Mặc dù đánh thắng quân Tống, giữ yên bờ cõi, nhưng ông vẫn giữ được mối hòa khí với nước Tống nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo. Với những thành quả to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, vua Lê Đại Hành đã trở thành một trong những vị vua đầu tiên đặt nền móng cho nền quân chủ phong kiến tập quyền Việt Nam cuối thế kỷ X.
Năm Ất Tỵ 1005 Đại Hành hoàng đế băng hà, thọ 64 tuổi, ghi ơn những công lao to lớn của ông, người dân làng Trung Lập đã lập đền thờ vua. Theo một số tài liệu còn lưu lại, ban đầu đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Đến đầu thời Lý, đền được dựng lại theo hình chữ Công, gồm tiền đường 5 gian, trung đường 3 gian và hậu cung 5 gian. Đến khoảng thế kỷ XVII, đền được trùng tu để có được dáng dấp hoàn chỉnh, gồm nghinh môn, sân rồng, tả vu, hữu vu, tiền đường và hậu cung. Đền thờ Lê Hoàn với lối kiến trúc truyền thống và nghệ thuật trang trí đặc sắc, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cổ, đẹp và độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay. Đặc biệt, đền thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, nổi bật là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, ghi lại thân thế, sự nghiệp nhà vua và ruộng thờ cúng; 14 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn; 6 đạo lệnh chỉ của các chúa Trịnh. Với các giá trị to lớn ấy, đền thờ Lê Hoàn đã được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (năm 2018).
Gắn liền với khu di tích, trong những năm qua, lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức trang trọng với một ý nghĩa xuyên suốt là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội được tiến hành trong không khí trang nghiêm, thành kính, với các nghi thức như dâng hương, khởi chỉnh cổ, đọc chúc văn, lễ tế cáo. Trong lễ hội nhiều sinh hoạt thời bấy giờ được tái hiện. Trong đó có diễn tích cày ruộng, để ghi nhớ công ơn của vua Lê Đại Hành - người đã từng đích thân cày ruộng vào một ngày đầu xuân năm Đinh Hợi 987. Cùng với đó là nhiều trò chơi, trò diễn dân gian, tục lệ độc đáo như thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc Lê Hoàn đích thân cày ruộng), tục tiến cốm, xôi nén, tục chạp lăng, chạp mộ… cũng sẽ được tái hiện.
637278623.jpg
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về với cội nguồn, tổ tiên để chiêm bái và ngưỡng vọng. Phát huy truyền thống vùng đất địa linh nhân kiệt, những năm gần đây, các giá trị di sản văn hóa truyền thống được người dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập nói riêng, huyện Thọ Xuân nói chung chú trọng bảo tồn, phát huy. Cứ mỗi dịp lễ hội lại thêm một lần người dân Xuân Lập thêm phần tự hào, hướng về cội nguồn của dân tộc. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, đồng thời giới thiệu, quảng bá đến du khách thập phương hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Trong hành trình về với xứ Thanh, đền thờ Lê Hoàn đã, đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá văn hóa.
Cho đến nay, lễ hội đền thờ Lê Hoàn không chỉ là hoạt động kỷ niệm nhân ngày mất Anh hùng dân tộc - vua Lê Đại Hành, để hậu thế bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tiền nhân mà còn là dịp con dân đất Việt hướng về nguồn cội để tri ân, tự hào. Đặc biệt lễ hội còn góp phần khơi dậy tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc chung tay góp sức bảo vệ, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
 

Lễ hội Lê Hoàn 2024 - Tiếng gọi cội nguồn

Đăng lúc: 05/04/2024 08:50:52 (GMT+7)

Lễ hội Lê Hoàn 2024 - Tiếng gọi cội nguồn
(Baothanhhoa.vn) - Đến hẹn lại lên, vào ngày 8-3 âm lịch hàng năm, người dân xứ Thanh và du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Lê Hoàn, dâng hương tưởng nhớ công ơn vua Lê Đại Hành - người đã lãnh đạo Nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981. Đây là lễ hội văn hóa mang đậm chất truyền thống, là tiếng gọi âm vang từ cội nguồn dân tộc.
637278622.jpg
Một sinh hoạt cộng đồng dưới triều vua Lê Đại Hành được tái hiện tại lễ hội.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Đại Hành Hoàng đế không chỉ có công lớn trong các cuộc chiến chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam và giữ nền độc lập cho dân tộc mà còn có nhiều đóng góp trong sự nghiệp ngoại giao xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.
Hoàng đế Lê Đại Hành (941-1005) húy là Lê Hoàn, sinh ra tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân). Khi Lê Hoàn lên 7 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời. Có viên quan án Châu Ái - Thanh Hóa đưa ông về làm con nuôi. Đến năm 16 tuổi, Lê Hoàn xin gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh. Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài được Đinh Bộ Lĩnh giao chỉ huy 2.000 binh sĩ, rồi cầm quân đi đánh các sứ quân. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Nhờ tài năng quân sự, dũng cảm lại có chí khí nên ông được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng. Năm 971, Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được phong chức Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền chỉ huy sứ (tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt), trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư (lúc đó ông mới 30 tuổi).
Sử sách còn ghi lại, tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại. Bấy giờ, Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính. Thế nhưng, những nghi ngờ, hiềm khích cũng từ đây mà ra, khi Quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Vệ úy Phạm Hạp nghi ngờ Lê Hoàn lộng quyền, muốn cướp ngôi vua, bèn dấy binh muốn diệt. Trong lúc nội bộ lục đục, thì phía Nam quân Chiêm Thành lăm le xâm nhập bờ cõi; phía Bắc nhà Tống gấp rút chuẩn bị quân lương tràn sang xâm lược. Giữa bối cảnh ấy, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được các tướng sĩ suy tôn lên ngôi thiên tử để vỗ về trăm họ, chỉnh đốn binh lương, diệt họa ngoại xâm. Đó âu cũng là việc “thuận theo lẽ trời, hợp với muôn dân” như lời Thái hậu Dương Vân Nga, khi bà khoác áo long bào, giao cơ nghiệp nhà Đinh vào tay Lê Hoàn. Điều này càng được khẳng định khi trên văn bia tại đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân ngày nay), do Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thực soạn, có đoạn nhấn mạnh: “Thường nghe các bậc đế vương thánh hiền nổi lên, ắt là do trời đất chung đúc nên phần ưu tú, núi sông tỏ rõ sự thiêng liêng, hòa khí tụ hội ứng kỳ mà sinh ra vậy”!.
Trong suốt 24 năm trị vì, với nhiều kế sách tiến bộ, khoan thư sức dân, thu hút hiền tài, khuyến khích phát triển nông nghiệp, vua Lê Đại Hành đã xây dựng Đại Cồ Việt trở thành quốc gia phát triển vững mạnh. Ngay từ thời điểm đó, ông đã rất coi trọng vấn đề phát triển thủy lợi và xác định đây là nền tảng để sản xuất nông nghiệp bền vững. Lê Hoàn được xem là một trong những vị vua “trọng nông” trong các triều đại phong kiến, đích thân ông đã nhiều lần xuống đồng cày cấy cùng bà con; ông còn khuyến khích Nhân dân mở rộng sản xuất tiểu - thủ công nghiệp, chủ yếu là nghề rèn đúc và gốm. Đặc biệt, ông đã cho đúc tiền Thiên Phúc là đồng tiền riêng của Việt Nam để không phải lệ thuộc vào tiền nhà Tống (Trung Quốc). Mặc dù đánh thắng quân Tống, giữ yên bờ cõi, nhưng ông vẫn giữ được mối hòa khí với nước Tống nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo. Với những thành quả to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, vua Lê Đại Hành đã trở thành một trong những vị vua đầu tiên đặt nền móng cho nền quân chủ phong kiến tập quyền Việt Nam cuối thế kỷ X.
Năm Ất Tỵ 1005 Đại Hành hoàng đế băng hà, thọ 64 tuổi, ghi ơn những công lao to lớn của ông, người dân làng Trung Lập đã lập đền thờ vua. Theo một số tài liệu còn lưu lại, ban đầu đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Đến đầu thời Lý, đền được dựng lại theo hình chữ Công, gồm tiền đường 5 gian, trung đường 3 gian và hậu cung 5 gian. Đến khoảng thế kỷ XVII, đền được trùng tu để có được dáng dấp hoàn chỉnh, gồm nghinh môn, sân rồng, tả vu, hữu vu, tiền đường và hậu cung. Đền thờ Lê Hoàn với lối kiến trúc truyền thống và nghệ thuật trang trí đặc sắc, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cổ, đẹp và độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay. Đặc biệt, đền thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, nổi bật là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, ghi lại thân thế, sự nghiệp nhà vua và ruộng thờ cúng; 14 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn; 6 đạo lệnh chỉ của các chúa Trịnh. Với các giá trị to lớn ấy, đền thờ Lê Hoàn đã được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (năm 2018).
Gắn liền với khu di tích, trong những năm qua, lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức trang trọng với một ý nghĩa xuyên suốt là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội được tiến hành trong không khí trang nghiêm, thành kính, với các nghi thức như dâng hương, khởi chỉnh cổ, đọc chúc văn, lễ tế cáo. Trong lễ hội nhiều sinh hoạt thời bấy giờ được tái hiện. Trong đó có diễn tích cày ruộng, để ghi nhớ công ơn của vua Lê Đại Hành - người đã từng đích thân cày ruộng vào một ngày đầu xuân năm Đinh Hợi 987. Cùng với đó là nhiều trò chơi, trò diễn dân gian, tục lệ độc đáo như thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc Lê Hoàn đích thân cày ruộng), tục tiến cốm, xôi nén, tục chạp lăng, chạp mộ… cũng sẽ được tái hiện.
637278623.jpg
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về với cội nguồn, tổ tiên để chiêm bái và ngưỡng vọng. Phát huy truyền thống vùng đất địa linh nhân kiệt, những năm gần đây, các giá trị di sản văn hóa truyền thống được người dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập nói riêng, huyện Thọ Xuân nói chung chú trọng bảo tồn, phát huy. Cứ mỗi dịp lễ hội lại thêm một lần người dân Xuân Lập thêm phần tự hào, hướng về cội nguồn của dân tộc. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, đồng thời giới thiệu, quảng bá đến du khách thập phương hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Trong hành trình về với xứ Thanh, đền thờ Lê Hoàn đã, đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá văn hóa.
Cho đến nay, lễ hội đền thờ Lê Hoàn không chỉ là hoạt động kỷ niệm nhân ngày mất Anh hùng dân tộc - vua Lê Đại Hành, để hậu thế bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tiền nhân mà còn là dịp con dân đất Việt hướng về nguồn cội để tri ân, tự hào. Đặc biệt lễ hội còn góp phần khơi dậy tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc chung tay góp sức bảo vệ, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính