Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198884

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ- ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Ngày 02/08/2022 16:37:23

Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đậu mùa do virus (một loại vi rút truyền sang người từ động vật) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa.
Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ
- Lây qua đường máu,
- Tiếp xúc với giọt bắn đường hô hấp của người bệnh hay động vật đang nhiễm bệnh.
- Ăn thịt động vật nhiễm bệnh cũng là một con đường lây nhiễm virus đậu mùa khỉ.
- Dùng chung đồ với người bệnh,
- Mẹ bầu bị bệnh cũng có thể lây nhiễm cho thai nhi
bien-chung-benh-dau-mua-khi.jpg
- Về nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục: Gần đây, một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Italy đã cho biết xuất hiện các mảnh vật chất di truyền của virus đậu mùa khỉ trong tinh dịch của một số người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên), Đau đầu dữ dội, Đau mỏi lưng và các cơ, Ớn lạnh, Mệt mỏi uể oải, Nổi hạch
Sau khi có biểu hiện sốt, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban sau đó từ 1 đến 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:
Trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt)
Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%)
Miệng, Mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc)
Cơ quan sinh dục
Các nốt phan ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại, đóng vảy và xẹp xuống. Thông thường, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt.
dau-mua-khi.jpg
Biến chứng do bệnh đậu mùa khỉ
Các biến chứng thường gặp của bệnh này như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực
Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
- Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).
- Thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh.
- Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
benh-dau-mua-khi.jpg
- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên, tình dục an toàn sẽ là các biện pháp hữu hiệu giảm thiểu sự lây lan của virus./.

 

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ- ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Đăng lúc: 02/08/2022 16:37:23 (GMT+7)

Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đậu mùa do virus (một loại vi rút truyền sang người từ động vật) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa.
Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ
- Lây qua đường máu,
- Tiếp xúc với giọt bắn đường hô hấp của người bệnh hay động vật đang nhiễm bệnh.
- Ăn thịt động vật nhiễm bệnh cũng là một con đường lây nhiễm virus đậu mùa khỉ.
- Dùng chung đồ với người bệnh,
- Mẹ bầu bị bệnh cũng có thể lây nhiễm cho thai nhi
bien-chung-benh-dau-mua-khi.jpg
- Về nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục: Gần đây, một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Italy đã cho biết xuất hiện các mảnh vật chất di truyền của virus đậu mùa khỉ trong tinh dịch của một số người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên), Đau đầu dữ dội, Đau mỏi lưng và các cơ, Ớn lạnh, Mệt mỏi uể oải, Nổi hạch
Sau khi có biểu hiện sốt, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban sau đó từ 1 đến 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:
Trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt)
Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%)
Miệng, Mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc)
Cơ quan sinh dục
Các nốt phan ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại, đóng vảy và xẹp xuống. Thông thường, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt.
dau-mua-khi.jpg
Biến chứng do bệnh đậu mùa khỉ
Các biến chứng thường gặp của bệnh này như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực
Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
- Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).
- Thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh.
- Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
benh-dau-mua-khi.jpg
- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên, tình dục an toàn sẽ là các biện pháp hữu hiệu giảm thiểu sự lây lan của virus./.

 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính