Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198884

Bài tuyên truyền về bệnh Sởi và cách phòng chống

Ngày 20/03/2025 16:35:45



Theo báo cáo của Bộ Y tế từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi mắc sởi trong đó có 5 ca tử vong, tương đương tổng số ca mắc của cả năm 2024. Nguyên nhân là do những năm vừa qua nguồn cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) bị gián đoạn trong đó có vắc xin Sởi đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin cho trẻ trên toàn quốc.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút sởi gây nên, phổ biến ở trẻ em; bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa Đông - Xuân. Ðến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch. Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có tốc độ lây nhiễm cao, nhất là trong điều kiện sống khép kín và ở nhóm người chưa có miễn dịch phòng bệnh do chưa được tiêm chủng vắc-xin sởi; chưa từng mắc bệnh sởi trước đó hoặc ở một số rất ít đối tượng không có phản ứng sau tiêm vắc-xin. Đây là một bệnh bởi siêu viruts gây nên và lây theo đường hô hấp nên rất dễ lây lan thành dịch lớn.
Để chủ động phòng chống bệnh sởi và khống chế không để bệnh lây lan rộng thành dịch lớn thì trước hết mọi người dân chúng ta phải biết rõ triệu chứng của bệnh sởi là gì và cách phòng chống như thế nào?
1.Triệu chứng của bệnh:
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sốt cao, chảy nước mũi, ho, mắt sưng đỏ, viêm, vài ngày sau đó có những nốt nhỏ màu trắng sẽ xuất hiện trong miệng, đặc biệt là ở hai bên má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
Một vài ngày sau đó các ban mụn sẽ nổi khắp mặt, cổ và lan xuống cơ thể. Khi đó thân nhiệt thường tăng dần , có thể sốt cao trên 400C. Các vùng phát ban có thể ngứa ngáy, ngoài ra cảm thấy người mệt mỏi, đau nhức và ho có thể nặng hơn.Các nốt ban sẽ bay dần đi tạo thành các vết màu hơi nâu rồi dần dần biến mất để lai lớp da khô, bong tróc. Thông thường, bệnh sởi kéo dài khoảng từ 7 - 10 ngày.
2. Biến chứng có thể gặp:
Đa số bệnh nhân mắc bệnh sởi đều tự khỏi sau 7-10 ngày nếu được chăm sóc tốt.Tuy nhiên cũng có những biến chứng có thể sảy ra như:
- Nhiễm trùng tai: tỷ lệ thường sảy ra ở 1 trong 10 trẻ bị sởi.
- Viêm não:Tỷ lệ thường sảy ra ở 1 trong 1000 ca mắc sởi. Người bị biến chứng viêm não do siêu vi trùng gây ra nôn mửa, có khi hôn mê.
- Viêm phổi, sưng cuống phổi, sưng thanh quản khoảng 1/20 trường hợp bị sởi và rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ
- Tiêu chảy:Thường sảy ra ở trẻ nhỏ.
- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, đẻ non hay sinh con thiếu cân.
3. Cách chăm sóc người bị sởi;
- Cho trẻ cách ly, tránh nơi đông người.
- Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, đủ ánh sáng.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ.
- Vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió.
- Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày.
- Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giầu vitamin đặc biệt là vitamin A
- Cho trẻ uống đủ nước, ORS hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy cho trẻ bú nhiều hơn, chú ý bù đủ nước và điện giải.
- Chườm ấm khi trẻ sốt nhẹ, uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao.
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
- Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi để được khám và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu nặng của bệnh:
+ Trẻ mệt, li bì hoặc kích thích, bú kém, bỏ bú
+ Sốt cao, ho nhiều, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy…
+ Ban lặn hết mà trẻ còn sốt.
4. Cách phòng bệnh:
– Phòng bệnh chủ động bằng vắccin:
+ Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách duy nhất để phòng bệnh sởi. Khi trẻ được 9-11 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 và sau đó tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ được 18- 24 tháng tuổi. Vắc xin này trong chương trình TCMR. Hoặc khi trẻ được 1 tuổi tiêm phòng vắc xin Tam liên là vắc xin phối hợp Sởi- Quai bị- Rubenla, tiêm mũi 2 sau mũi thứ nhất 4-6 tháng và mũi 3 có thể tiêm nhắc lại khi trẻ được 4-6 tuổi. Người lớn tiêm 1 mũi duy nhất. Tuy nhiên nếu cần thiết các đối tượng có nguy cơ cao thì 3-5 năm có thể tiêm nhắc lại. Đối với phụ nữ có ý định mang thai nên tiêm cách thời điểm bắt đầu mang thai tối thiểu 3 tháng và đây là vắc xin tiêm dịch vụ không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
– Phòng bệnh chung:
+ Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế tập trung nơi đông người.
+ Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân sởi, nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang y tế.
+ Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng đầy đủ.
Vì một xã hội không có bệnh sởi -Vì tương lai con em chúng ta hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh đầy đủ theo chương trình TCMR và đúng lịch.


 

Bài tuyên truyền về bệnh Sởi và cách phòng chống

Đăng lúc: 20/03/2025 16:35:45 (GMT+7)



Theo báo cáo của Bộ Y tế từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi mắc sởi trong đó có 5 ca tử vong, tương đương tổng số ca mắc của cả năm 2024. Nguyên nhân là do những năm vừa qua nguồn cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) bị gián đoạn trong đó có vắc xin Sởi đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin cho trẻ trên toàn quốc.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút sởi gây nên, phổ biến ở trẻ em; bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa Đông - Xuân. Ðến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch. Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có tốc độ lây nhiễm cao, nhất là trong điều kiện sống khép kín và ở nhóm người chưa có miễn dịch phòng bệnh do chưa được tiêm chủng vắc-xin sởi; chưa từng mắc bệnh sởi trước đó hoặc ở một số rất ít đối tượng không có phản ứng sau tiêm vắc-xin. Đây là một bệnh bởi siêu viruts gây nên và lây theo đường hô hấp nên rất dễ lây lan thành dịch lớn.
Để chủ động phòng chống bệnh sởi và khống chế không để bệnh lây lan rộng thành dịch lớn thì trước hết mọi người dân chúng ta phải biết rõ triệu chứng của bệnh sởi là gì và cách phòng chống như thế nào?
1.Triệu chứng của bệnh:
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sốt cao, chảy nước mũi, ho, mắt sưng đỏ, viêm, vài ngày sau đó có những nốt nhỏ màu trắng sẽ xuất hiện trong miệng, đặc biệt là ở hai bên má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
Một vài ngày sau đó các ban mụn sẽ nổi khắp mặt, cổ và lan xuống cơ thể. Khi đó thân nhiệt thường tăng dần , có thể sốt cao trên 400C. Các vùng phát ban có thể ngứa ngáy, ngoài ra cảm thấy người mệt mỏi, đau nhức và ho có thể nặng hơn.Các nốt ban sẽ bay dần đi tạo thành các vết màu hơi nâu rồi dần dần biến mất để lai lớp da khô, bong tróc. Thông thường, bệnh sởi kéo dài khoảng từ 7 - 10 ngày.
2. Biến chứng có thể gặp:
Đa số bệnh nhân mắc bệnh sởi đều tự khỏi sau 7-10 ngày nếu được chăm sóc tốt.Tuy nhiên cũng có những biến chứng có thể sảy ra như:
- Nhiễm trùng tai: tỷ lệ thường sảy ra ở 1 trong 10 trẻ bị sởi.
- Viêm não:Tỷ lệ thường sảy ra ở 1 trong 1000 ca mắc sởi. Người bị biến chứng viêm não do siêu vi trùng gây ra nôn mửa, có khi hôn mê.
- Viêm phổi, sưng cuống phổi, sưng thanh quản khoảng 1/20 trường hợp bị sởi và rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ
- Tiêu chảy:Thường sảy ra ở trẻ nhỏ.
- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, đẻ non hay sinh con thiếu cân.
3. Cách chăm sóc người bị sởi;
- Cho trẻ cách ly, tránh nơi đông người.
- Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, đủ ánh sáng.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ.
- Vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió.
- Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày.
- Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giầu vitamin đặc biệt là vitamin A
- Cho trẻ uống đủ nước, ORS hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy cho trẻ bú nhiều hơn, chú ý bù đủ nước và điện giải.
- Chườm ấm khi trẻ sốt nhẹ, uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao.
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
- Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi để được khám và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu nặng của bệnh:
+ Trẻ mệt, li bì hoặc kích thích, bú kém, bỏ bú
+ Sốt cao, ho nhiều, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy…
+ Ban lặn hết mà trẻ còn sốt.
4. Cách phòng bệnh:
– Phòng bệnh chủ động bằng vắccin:
+ Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách duy nhất để phòng bệnh sởi. Khi trẻ được 9-11 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 và sau đó tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ được 18- 24 tháng tuổi. Vắc xin này trong chương trình TCMR. Hoặc khi trẻ được 1 tuổi tiêm phòng vắc xin Tam liên là vắc xin phối hợp Sởi- Quai bị- Rubenla, tiêm mũi 2 sau mũi thứ nhất 4-6 tháng và mũi 3 có thể tiêm nhắc lại khi trẻ được 4-6 tuổi. Người lớn tiêm 1 mũi duy nhất. Tuy nhiên nếu cần thiết các đối tượng có nguy cơ cao thì 3-5 năm có thể tiêm nhắc lại. Đối với phụ nữ có ý định mang thai nên tiêm cách thời điểm bắt đầu mang thai tối thiểu 3 tháng và đây là vắc xin tiêm dịch vụ không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
– Phòng bệnh chung:
+ Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế tập trung nơi đông người.
+ Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân sởi, nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang y tế.
+ Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng đầy đủ.
Vì một xã hội không có bệnh sởi -Vì tương lai con em chúng ta hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh đầy đủ theo chương trình TCMR và đúng lịch.


 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính