Hướng dẫn tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng cho đàn gia súc.
Ngày 20/03/2025 16:35:45
Thực hiện Công văn số 10/HD-TTDVNN ngày 10/03/2025 của UBND huyện Thọ Xuân về việc hướng dẫn tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng cho đàn gia súc.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh LMLM, bảo vệ đàn gia súc, UBND thị trấn Sao Vàng hướng dẫn tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh LMLM cho đàn gia súc như sau:
1. Nguyên nhân gây bệnh và đường lây truyền
Bệnh LMLM do vi rút gây nên, ở Việt Nam đã phát hiện chủ yếu 3 type gây bệnh là O, A và Asia1. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu...
Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, có mang mầm bệnh. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, tỉnh này sang tỉnh khác, nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa, lông...).
2. Triệu chứng của bệnh
Thời kỳ ủ bệnh LMLM gia súc thường từ 2 - 5 ngày (đối với trâu, bò) và 5 - 7 ngày (đối với lợn), nhiều nhất là 21 ngày. Khi phát bệnh gia súc có triệu chứng: trong 2 - 3 ngày đầu gia súc sốt cao trên 400C, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra sẽ làm lở, loét ở mồm, móng chân; bệnh nặng có thể làm long móng, nhất là ở lợn. Con vật đi lại khó khăn, thường đi khập khiễng, run rẩy. Ngoài ra, đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần, ở lợn thì thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước.
Sau phát bệnh từ 10 đến 15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 3-4 tuần (đối với lợn), 4 tháng (đối với dê), 9 tháng đối với cừu, 2-3 năm (đối với trâu, bò) và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.
3. Bệnh tích
Bệnh tích điển hình của bệnh LMLM là các mụn nước và vết loét ở miệng, móng, vú. Ở thể huỷ diệt có những biến đổi ở cơ vân, cơ tim, có thể gây viêm gan, thận và biến đổi ở lách.
4. Các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh Lở mồm long móng
4.1. Phòng bệnh
- Tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, tác hại và cách phòng, chống bệnh LMLM.
- Bệnh LMLM gia súc do virut gây ra, hiện nay chưa có kháng sinh điều trị đặc hiệu. Vì vậy tiêm phòng vắc xin LMLM và chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Thực hiện tiêm phòng vắcxin, nhất là vùng khống chế, vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong vòng 2 năm gần đây. Thực hiện tiêm phòng hai lần trong một năm, lần thứ nhất cách lần thứ hai 6 tháng, lần thứ nhất nên tiêm vào tháng 3 - 4 trong năm, lần thứ hai nên tiêm vào tháng 9 - 10 trong năm.
- Giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, định kỳ phun sát trùng. Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng LMLM; trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Người vào thăm quan, người chăn nuôi... trước khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải phải được vệ sinh, khử trùng và trang bị bảo hộ.
- Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập gia súc giữa các vùng. Thực hiện các quy chế phòng chống bệnh LMLM đúng theo pháp lệnh Thú y: Cách ly triệt để gia súc ốm, không chăn thả tập trung; thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển... thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực có gia súc nghi mắc bệnh, bị ốm, chết.
4.2. Chống dịch
- Người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng ốm, sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt, có mụn nước ở vùng miệng, quanh móng chân hoặc chết bất thường phải tiến hành cách ly ngay những con ốm ra khu vực riêng; không được chăn thả, không bán chạy, không giết mổ, vứt xác gia súc chết và chất thải của chúng ra môi trường.
- Báo ngay cho UBND thị trấn hoặc nhân viên thú y thị trấn để được hướng dẫn biện pháp xử lý thích hợp. Thực hiện tiêu hủy những con chết, những con ốm nặng không có khả năng hồi phục theo đúng quy trình kỹ thuật có sự giám sát của thú y, không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc: Đối với hộ có dịch phun hóa chất ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong suốt thời gian có dịch.
- Tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch, tiêm từ ngoài vào trong, người tiêm phòng phải thực hiện tốt an toàn sinh học không làm lây lan dịch.
- Đối với vùng lần đầu tiên phát hiện có dịch, diện dịch hẹp, số lượng gia súc mắc bệnh ít hoặc mắc bệnh do vi rút type mới gây ra, thì biện pháp hiệu quả nhất là tiêu huỷ toàn bộ gia súc nhiễm bệnh, để nhanh chóng dập tắt ổ dịch.
- Bệnh LMLM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin LMLM và nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho con vật bằng cách tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng như: cho ăn thức ăn mềm dễ tiêu, bổ sung vitamin, điện giải, các thuốc trợ sức, trợ lực; vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo, sạch sẽ…
Đề nghị các thôn tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng cho đàn gia súc đã nêu trên để người chăn nuôi được biết nhằm hạn chế mức thấp thiệt hại do dịch bệnh gây ra./.
Tin cùng chuyên mục
-
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH SỞ VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
25/03/2025 13:47:50 -
XUÂN THIÊN TỔ CHỨC TIÊM PHÒNG VẮC XIN CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ TIÊM PHÒNG DẠI CHO ĐÀN CHÓ
21/03/2025 10:22:40 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
21/03/2025 10:07:22 -
Tuyên truyền ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3
21/03/2025 10:00:16
Hướng dẫn tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng cho đàn gia súc.
Đăng lúc: 20/03/2025 16:35:45 (GMT+7)
Thực hiện Công văn số 10/HD-TTDVNN ngày 10/03/2025 của UBND huyện Thọ Xuân về việc hướng dẫn tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng cho đàn gia súc.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh LMLM, bảo vệ đàn gia súc, UBND thị trấn Sao Vàng hướng dẫn tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh LMLM cho đàn gia súc như sau:
1. Nguyên nhân gây bệnh và đường lây truyền
Bệnh LMLM do vi rút gây nên, ở Việt Nam đã phát hiện chủ yếu 3 type gây bệnh là O, A và Asia1. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu...
Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, có mang mầm bệnh. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, tỉnh này sang tỉnh khác, nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa, lông...).
2. Triệu chứng của bệnh
Thời kỳ ủ bệnh LMLM gia súc thường từ 2 - 5 ngày (đối với trâu, bò) và 5 - 7 ngày (đối với lợn), nhiều nhất là 21 ngày. Khi phát bệnh gia súc có triệu chứng: trong 2 - 3 ngày đầu gia súc sốt cao trên 400C, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra sẽ làm lở, loét ở mồm, móng chân; bệnh nặng có thể làm long móng, nhất là ở lợn. Con vật đi lại khó khăn, thường đi khập khiễng, run rẩy. Ngoài ra, đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần, ở lợn thì thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước.
Sau phát bệnh từ 10 đến 15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 3-4 tuần (đối với lợn), 4 tháng (đối với dê), 9 tháng đối với cừu, 2-3 năm (đối với trâu, bò) và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.
3. Bệnh tích
Bệnh tích điển hình của bệnh LMLM là các mụn nước và vết loét ở miệng, móng, vú. Ở thể huỷ diệt có những biến đổi ở cơ vân, cơ tim, có thể gây viêm gan, thận và biến đổi ở lách.
4. Các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh Lở mồm long móng
4.1. Phòng bệnh
- Tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, tác hại và cách phòng, chống bệnh LMLM.
- Bệnh LMLM gia súc do virut gây ra, hiện nay chưa có kháng sinh điều trị đặc hiệu. Vì vậy tiêm phòng vắc xin LMLM và chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Thực hiện tiêm phòng vắcxin, nhất là vùng khống chế, vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong vòng 2 năm gần đây. Thực hiện tiêm phòng hai lần trong một năm, lần thứ nhất cách lần thứ hai 6 tháng, lần thứ nhất nên tiêm vào tháng 3 - 4 trong năm, lần thứ hai nên tiêm vào tháng 9 - 10 trong năm.
- Giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, định kỳ phun sát trùng. Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng LMLM; trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Người vào thăm quan, người chăn nuôi... trước khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải phải được vệ sinh, khử trùng và trang bị bảo hộ.
- Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập gia súc giữa các vùng. Thực hiện các quy chế phòng chống bệnh LMLM đúng theo pháp lệnh Thú y: Cách ly triệt để gia súc ốm, không chăn thả tập trung; thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển... thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực có gia súc nghi mắc bệnh, bị ốm, chết.
4.2. Chống dịch
- Người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng ốm, sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt, có mụn nước ở vùng miệng, quanh móng chân hoặc chết bất thường phải tiến hành cách ly ngay những con ốm ra khu vực riêng; không được chăn thả, không bán chạy, không giết mổ, vứt xác gia súc chết và chất thải của chúng ra môi trường.
- Báo ngay cho UBND thị trấn hoặc nhân viên thú y thị trấn để được hướng dẫn biện pháp xử lý thích hợp. Thực hiện tiêu hủy những con chết, những con ốm nặng không có khả năng hồi phục theo đúng quy trình kỹ thuật có sự giám sát của thú y, không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc: Đối với hộ có dịch phun hóa chất ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong suốt thời gian có dịch.
- Tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch, tiêm từ ngoài vào trong, người tiêm phòng phải thực hiện tốt an toàn sinh học không làm lây lan dịch.
- Đối với vùng lần đầu tiên phát hiện có dịch, diện dịch hẹp, số lượng gia súc mắc bệnh ít hoặc mắc bệnh do vi rút type mới gây ra, thì biện pháp hiệu quả nhất là tiêu huỷ toàn bộ gia súc nhiễm bệnh, để nhanh chóng dập tắt ổ dịch.
- Bệnh LMLM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin LMLM và nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho con vật bằng cách tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng như: cho ăn thức ăn mềm dễ tiêu, bổ sung vitamin, điện giải, các thuốc trợ sức, trợ lực; vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo, sạch sẽ…
Đề nghị các thôn tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng cho đàn gia súc đã nêu trên để người chăn nuôi được biết nhằm hạn chế mức thấp thiệt hại do dịch bệnh gây ra./.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
