Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198884

THỌ XUÂN - QUẾ SƠN, 55 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

Ngày 09/11/2023 15:31:09

Cách đây 55 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn cam go, ác liệt; thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ Thanh Hóa, Tỉnh ủy Quảng Nam, ngày 20/11/1968, tại nơi sơ tán của Huyện ủy Thọ Xuân (làng Mỹ Lý Hạ, xã Bắc Lương) đã diễn ra Lễ kết nghĩa giữa huyện Thọ Xuân và huyện Quế Sơn. Đây là sự kiện, là dấu mốc quan trọng của 2 huyện, góp phần làm sâu sắc thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, khẳng định chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
Kỷ niệm 55 năm kết nghĩa Thọ Xuân - Quế Sơn (20/11/1968-20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, sự gắn bó, sẻ chia của hai vùng đất trong 55 năm qua và tri ân những cống hiến, hy sinh mất mát của quân và dân hai huyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương đất nước, để tự hào, tiếp nối tình nghĩa keo sơn Thọ Xuân - Quế Sơn trong giai đoạn mới. Ngược dòng lịch sử, tỉnh Thanh và đất Quảng đã có cơ duyên từ thời mở cõi, các thế hệ người Việt từ các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào khai đất, lập làng định cư trên vùng đất Quảng Nam… Họ đã hòa cùng cư dân bản địa sáng tạo ra những giá trị văn hóa, vật chất và cùng nhau xây dựng, bảo vệ vùng đất phên dậu Quảng Nam. Hồn cốt văn hóa xứ Quảng là sự giao thoa, hội nhập và chắt lọc giữa các nền văn hóa khác nhau, trong đó có dấu ấn văn hóa xứ Thanh. Tiếp nối mạch nguồn ấy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước yêu cầu của tình hình cách mạng miền Nam, Trung ương Đảng chỉ đạo các tỉnh, thành miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành miền Nam nhằm phát huy giá trị tinh thần và vật chất to lớn, tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam đó là: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam để thực hiện mục tiêu thống nhất nước nhà. Theo đó, các huyện, thị xã của Thanh Hóa, Quảng Nam lần lượt tổ chức Lễ kết nghĩa: Thị xã Thanh Hóa với thị xã Hội An, Tĩnh Gia - Đại Lộc, Hoằng Hóa - Điện Bàn, Đông Sơn - Thăng Bình, Quảng Xương - Hòa Vang (nay thuộc thành phố Đà Nẵng), Triệu Sơn - Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành, huyện Phú Ninh), Nông Cống - Duy Xuyên, Nga Sơn - Tiên Phước...
Dưới mái nhà chung ấy, huyện Thọ Xuân, quê hương của hai vị hoàng đế Lê Hoàn, Lê Lợi, đã kết nghĩa với huyện Quế Sơn, miền đất sinh ra nhiều bậc hiền tài danh sỹ thuộc hàng “Ngũ phụng, Tứ hổ” của khoa bảng đất Việt. Tại buổi lễ kết nghĩa, hai huyện đã tiến hành ký biên bản kết nghĩa trước sự chứng kiến của lãnh đạo hai tỉnh, cùng nguyện ước gắn bó keo sơn, kề vai sát cánh, chung sức, đồng lòng chống kẻ thù chung, thống nhất nước nhà; đồng thời phát động phong trào thi đua: Quế Sơn không ngại gian khổ hy sinh, ra sức chiến đấu giết giặc lập công; Thọ Xuân vừa sản xuất vừa chiến đấu, động viên nhân dân hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đặc biệt là cho địa phương kết nghĩa với tinh thần “Quế Sơn gọi, Thọ Xuân sẵn sàng”.

636579729.jpg
Sau lễ kết nghĩa, bằng tình cảm, trách nhiệm của mình, Thọ Xuân luôn dõi theo, cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu dũng cảm của đồng bào miền Nam nói chung và nhân dân Quế Sơn - Quảng Nam nói riêng. “Vì miền Nam ruột thịt, vì Quế Sơn kết nghĩa”, nhân dân Thọ Xuân ra sức thi đua mỗi người làm việc bằng hai, tăng gia sản xuất với những cánh đồng 5 tấn/ha để chi viện cho chiến trường; đồng thời tăng cường tuyển quân vào Nam, trong đó nhiều người đã kề vai sát cánh cùng quân và dân Quế Sơn chiến đấu chống Mỹ. Và, trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, những người con ưu tú của Thọ Xuân đã được nhân dân Quế Sơn hết lòng đùm bọc, chở che; nhiều đồng chí đã chiến đấu kiên cường, vĩnh viễn nằm lại trên đất mẹ Quế Sơn anh hùng. Đáp lại tình cảm, trách nhiệm cao cả của Đảng bộ, quân và dân huyện Thọ Xuân, Đảng bộ huyện Quế Sơn đã lãnh đạo quân dân đoàn kết vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến đấu dũng cảm, kiên cường bám trụ, tổ chức đánh địch ở mọi lúc mọi nơi, đánh địch bằng 3 mũi giáp công, đánh địch ở 3 vùng chiến lược, lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ - Ngụy, lập nên nhiều chiến công hiển hách như chiến thắng Bà Rén, Mộc Bài, Hòn Chiêng, Động Mông - Đá Hàm… đặc biệt là chiến thắng Cấm Dơi vang dội, sẽ mãi còn in đậm trong lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm. Những chiến công oanh liệt đó đã góp phần cùng cả nước làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thu non sông về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng bộ và Nhân dân hai huyện tiếp tục có nhiều hoạt động thể hiện mối tình đoàn kết keo sơn, thủy chung son sắt. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn do hậu quả của chiến tranh để lại, nhưng Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân nói riêng, Thanh Hóa nói chung vẫn tăng cường cho Quảng Nam, cho Quế Sơn hàng trăm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, tiếp tục chi viện lương thực, thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, văn hóa phẩm… Hàng chục người con của Thọ Xuân và con em Quảng Nam đang công tác ở Thọ Xuân, ở Nông trường Sao Vàng đã vào giúp Quảng Nam, giúp Quế Sơn hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Đáp lại tình cảm chân tình, thắm thiết, năm 1976, đoàn đại biểu lãnh đạo huyện Quế Sơn đã ra thăm, học tập kinh nghiệm xây dựng quê hương tại Thọ Xuân và tặng Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuân những món quà chính là chiến lợi phẩm thu được của kẻ thù như xe Zeep, xe máy Honda, súng AR15 và một số vật phẩm khác. Chuyến thăm và những món quà vô giá ấy đã thể hiện nghĩa tình gắn bó keo sơn giữa Đảng bộ và nhân dân hai huyện. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp được dựng xây từ những ngày gian khó, trong thời kỳ đổi mới, hai huyện thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, xã hội, giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Nhất là trong những ngày lễ, ngày kỷ niệm, những sự kiện trọng đại của hai địa phương, là dịp để gặp gỡ giao lưu, bày tỏ sự quan tâm thiết thực và chia sẻ niềm vui, động viên nhau xây dựng quê hương, đất nước. Khi hai huyện gặp thiên tai, lũ lụt, lãnh đạo hai huyện đã có mặt kịp thời để động viên, tiếp thêm sức mạnh, cùng nhau

636579718.jpg
vượt qua khó khăn, thử thách. Những năm gần đây (2013 - 2023), huyện Thọ Xuân đã trao tặng 25 sổ tiết kiệm và 10 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách của Quế Sơn với tổng trị giá 750 triệu đồng và 630 triệu đồng giúp khắc phục hậu quả thiên tai, 100 triệu đồng quỹ đền ơn đáp nghĩa. Đáp lại tình cảm đó, huyện Quế Sơn cũng thường xuyên cử các đoàn công tác ra Thọ Xuân thăm hỏi, trao đổi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương. Chỉ tính từ năm 2012 đến nay, Quế Sơn đã trao tặng 26 sổ tiết kiệm và 05 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình có công với cách mạng của Thọ Xuân với tổng giá trị 510 triệu đồng. Đồng thời động viên, giúp đỡ nhân dân Thọ Xuân bị thiệt hại do thiên tai với số tiền 235 triệu đồng, hỗ trợ 100 triệu đồng quỹ vì người nghèo, 100 triệu đồng quỹ đền ơn đáp nghĩa… Tất cả những việc làm ân nghĩa thủy chung xuất phát từ tấm lòng nhân ái, tình cảm trong sáng ấy đã kịp thời động viên, cổ vũ nhân dân hai huyện vượt qua khó khăn, thách thức, đưa sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu ngày càng to lớn và toàn diện hơn.
Thực hiện công cuộc đổi mới quê hương, đất nước, trong những năm gần đây, đặc biệt là sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII và hơn 01 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá; tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm xếp thứ 3 toàn tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Thu ngân sách nhà nước hằng năm vượt chỉ tiêu đề ra; công tác GPMB, giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao so với mặt bằng chung của tỉnh; kết cấu hạ tầng theo hướng đô thị; môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) 2 năm liền xếp thứ nhất cả tỉnh. Các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (toàn huyện có: 02 di tích Quốc gia đặc biệt, 04 di tích quốc gia, 02 di sản phi vật thể Quốc gia, 48 di tích cấp tỉnh); chất lượng giáo dục mũi nhọn duy trì tốp 4 toàn tỉnh. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được được giữ vững ổn định, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội được kiềm chế. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới và đạt kết quả tích cực; hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo được nâng lên. Tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận trong xã hội và niềm tin của Nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền tiếp tục được củng cố và tăng cường. Toàn huyện đang nỗ lực phấn đấu trở thành huyện Nông thôn mới nâng cao vào trước năm 2024, phấn đấu đến năm 2025 là một trong ba huyện dẫn đầu các phong trào của tỉnh, đến 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.
Cùng chung vui với những thành tích, kết quả của huyện Thọ Xuân, Đảng bộ và nhân dân Quế Sơn không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn, thách thức bằng ý chí tự lực, tự cường và sự năng động sáng tạo; do vậy đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Kinh tế luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 7,52%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

637127616.jpg
Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện và đạt kết quả tích cực, đến nay có 07/11 xã đạt chuẩn NTM, 01 xã NTM nâng cao (Quế Phú) và 13/62 khu dân cư được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu; diện mạo nông thôn có nhiều xã đổi mới. Đã hình thành một số mô hình sản xuất gắn với chế biến lâm - nông có hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư, ngày càng hoàn thiện, nhiều dự án giao thông thủy lợi đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng. Các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, y tế không ngừng phát triển theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa. An sinh xã hội được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, còn 3,44%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Đến với Quế Sơn hôm nay, không còn thấy sự hoang tàn của một thời chiến tranh ác liệt mà là một Quế Sơn đã liền da, thắm thịt, đang vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Quế Sơn không chỉ là vùng đất có truyền thống lịch sử và cách mạng, mà đang trên đà tăng tốc bứt phá đi lên. Cùng trong dòng chảy 55 năm nghĩa tình Thọ Xuân - Quế Sơn (20/11/1968-20/11/2023), năm 1986, thực hiện Quyết định số 289/QĐ-HĐBT ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, xã Quế Thọ, Quế Tân, Quế Bình và Quế Lưu của huyện Quế Sơn được tách ra để thành lập huyện Hiệp Đức. Năm 2008 thực hiện Nghị định số 42/2008/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Nông Sơn được thành lập trên cơ sở chia tách 5 xã vùng Tây của huyện Quế Sơn (Quế Lộc, Quế Trung, Quế Ninh, Quế Phước và Quế Lâm). Trong mạch nguồn ân tình, thủy chung đó, Thọ Xuân luôn dõi theo và đồng hành với quá trình xây dựng và trưởng thành của huyện Hiệp Đức, Nông Sơn. Thọ Xuân phấn khởi trước một Hiệp Đức ngày càng đổi mới phát triển đi lên. Từ một huyện thuần nông, hiện nay Hiệp Đức xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều ngành nghề trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông - lâm nghiệp. Thọ Xuân vui mừng khi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nông Sơn đoàn kết, thống nhất, phấn đấu đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, nỗ lực biến các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và thắng cảnh thành động lực phát triển kinh tế - xã hội vì Nông Sơn tươi đẹp.
Mối ân tình lịch sử Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn ngày càng keo sơn, gắn bó, tiếp tục được duy trì và phát triển. Tình kết nghĩa không dừng lại ở những việc qua lại, chia sẻ, hỗ trợ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn mà còn là sự trao đổi giúp nhau về ứng dụng khoa học kỹ thuật, phương pháp, kinh nghiệm, những định hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cùng tạo cơ hội cho nhau phát huy tiềm năng để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thọ Xuân luôn đồng hành cùng sự phát triển của huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Nông Sơn. Hòa chung niềm vui khi huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao; kịp thời chia sẻ, động viên với những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh mà huyện
 
kết nghĩa phải trải qua. Đặc biệt, trong những năm gần đây, lãnh đạo các huyện thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm giúp nhau cùng phát triển. Đồng thời lãnh đạo bốn huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động ý nghĩa như thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình thương binh, liệt sỹ, có công với cách mạng; xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách, hộ nghèo... trị giá hàng tỷ đồng. Bằng những nghĩa cử cao đẹp ấy, huyện Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn đã kịp thời cổ vũ, động viên nhau vượt qua mọi thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo nên những bước tiến vững chắc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng mối tình trong sáng, thủy chung Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn như dòng sông “chung đầu hợp cuối”, lắng đọng bồi đắp tình người, tình quê hương, và sẽ mãi mãi là niềm tự hào khắc sâu trong lòng mỗi người. Đó là tài sản vô giá của Đảng bộ và nhân dân huyện Thọ Xuân - Quế Sơn và hai huyện Hiệp Đức, Nông Sơn mà thế hệ hôm nay cần phải gìn giữ, bồi đắp, tiếp nối cho các thế hệ mai sau, phát triển mối quan hệ nghĩa tình đặc biệt này lên tầm cao mới; nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, điều kiện tương đồng ở mỗi địa phương, xây dựng huyện Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn không chỉ giàu mạnh về kinh tế mà còn trở thành hình mẫu trong tình cảm đồng chí anh em.
Kỷ niệm 55 năm Ngày kết nghĩa hai huyện Thọ Xuân - Quế Sơn, không chỉ là dịp để ôn lại tình cảm thiêng liêng mà Đảng bộ và Nhân dân hai huyện đã dày công xây dựng, vun đắp và gìn giữ từ những năm tháng ác liệt của kháng chiến chống Mỹ cứu nước; tri ân những mất mát, hy sinh của quân và dân hai huyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; là dịp để khẳng định giá trị bền vững của nghĩa tình Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn. Từ đó tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ 4 huyện tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông, cùng nhau vun đắp tình cảm bền chặt; trân trọng, gìn giữ “tài sản chung vô giá” đó. Đây chính là nguồn sức mạnh, động lực tinh thần to lớn để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân 4 huyện cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu vươn lên, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./. 

THỌ XUÂN - QUẾ SƠN, 55 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

Đăng lúc: 09/11/2023 15:31:09 (GMT+7)

Cách đây 55 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn cam go, ác liệt; thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ Thanh Hóa, Tỉnh ủy Quảng Nam, ngày 20/11/1968, tại nơi sơ tán của Huyện ủy Thọ Xuân (làng Mỹ Lý Hạ, xã Bắc Lương) đã diễn ra Lễ kết nghĩa giữa huyện Thọ Xuân và huyện Quế Sơn. Đây là sự kiện, là dấu mốc quan trọng của 2 huyện, góp phần làm sâu sắc thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, khẳng định chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
Kỷ niệm 55 năm kết nghĩa Thọ Xuân - Quế Sơn (20/11/1968-20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, sự gắn bó, sẻ chia của hai vùng đất trong 55 năm qua và tri ân những cống hiến, hy sinh mất mát của quân và dân hai huyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương đất nước, để tự hào, tiếp nối tình nghĩa keo sơn Thọ Xuân - Quế Sơn trong giai đoạn mới. Ngược dòng lịch sử, tỉnh Thanh và đất Quảng đã có cơ duyên từ thời mở cõi, các thế hệ người Việt từ các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào khai đất, lập làng định cư trên vùng đất Quảng Nam… Họ đã hòa cùng cư dân bản địa sáng tạo ra những giá trị văn hóa, vật chất và cùng nhau xây dựng, bảo vệ vùng đất phên dậu Quảng Nam. Hồn cốt văn hóa xứ Quảng là sự giao thoa, hội nhập và chắt lọc giữa các nền văn hóa khác nhau, trong đó có dấu ấn văn hóa xứ Thanh. Tiếp nối mạch nguồn ấy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước yêu cầu của tình hình cách mạng miền Nam, Trung ương Đảng chỉ đạo các tỉnh, thành miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành miền Nam nhằm phát huy giá trị tinh thần và vật chất to lớn, tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam đó là: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam để thực hiện mục tiêu thống nhất nước nhà. Theo đó, các huyện, thị xã của Thanh Hóa, Quảng Nam lần lượt tổ chức Lễ kết nghĩa: Thị xã Thanh Hóa với thị xã Hội An, Tĩnh Gia - Đại Lộc, Hoằng Hóa - Điện Bàn, Đông Sơn - Thăng Bình, Quảng Xương - Hòa Vang (nay thuộc thành phố Đà Nẵng), Triệu Sơn - Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành, huyện Phú Ninh), Nông Cống - Duy Xuyên, Nga Sơn - Tiên Phước...
Dưới mái nhà chung ấy, huyện Thọ Xuân, quê hương của hai vị hoàng đế Lê Hoàn, Lê Lợi, đã kết nghĩa với huyện Quế Sơn, miền đất sinh ra nhiều bậc hiền tài danh sỹ thuộc hàng “Ngũ phụng, Tứ hổ” của khoa bảng đất Việt. Tại buổi lễ kết nghĩa, hai huyện đã tiến hành ký biên bản kết nghĩa trước sự chứng kiến của lãnh đạo hai tỉnh, cùng nguyện ước gắn bó keo sơn, kề vai sát cánh, chung sức, đồng lòng chống kẻ thù chung, thống nhất nước nhà; đồng thời phát động phong trào thi đua: Quế Sơn không ngại gian khổ hy sinh, ra sức chiến đấu giết giặc lập công; Thọ Xuân vừa sản xuất vừa chiến đấu, động viên nhân dân hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đặc biệt là cho địa phương kết nghĩa với tinh thần “Quế Sơn gọi, Thọ Xuân sẵn sàng”.

636579729.jpg
Sau lễ kết nghĩa, bằng tình cảm, trách nhiệm của mình, Thọ Xuân luôn dõi theo, cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu dũng cảm của đồng bào miền Nam nói chung và nhân dân Quế Sơn - Quảng Nam nói riêng. “Vì miền Nam ruột thịt, vì Quế Sơn kết nghĩa”, nhân dân Thọ Xuân ra sức thi đua mỗi người làm việc bằng hai, tăng gia sản xuất với những cánh đồng 5 tấn/ha để chi viện cho chiến trường; đồng thời tăng cường tuyển quân vào Nam, trong đó nhiều người đã kề vai sát cánh cùng quân và dân Quế Sơn chiến đấu chống Mỹ. Và, trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, những người con ưu tú của Thọ Xuân đã được nhân dân Quế Sơn hết lòng đùm bọc, chở che; nhiều đồng chí đã chiến đấu kiên cường, vĩnh viễn nằm lại trên đất mẹ Quế Sơn anh hùng. Đáp lại tình cảm, trách nhiệm cao cả của Đảng bộ, quân và dân huyện Thọ Xuân, Đảng bộ huyện Quế Sơn đã lãnh đạo quân dân đoàn kết vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến đấu dũng cảm, kiên cường bám trụ, tổ chức đánh địch ở mọi lúc mọi nơi, đánh địch bằng 3 mũi giáp công, đánh địch ở 3 vùng chiến lược, lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ - Ngụy, lập nên nhiều chiến công hiển hách như chiến thắng Bà Rén, Mộc Bài, Hòn Chiêng, Động Mông - Đá Hàm… đặc biệt là chiến thắng Cấm Dơi vang dội, sẽ mãi còn in đậm trong lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm. Những chiến công oanh liệt đó đã góp phần cùng cả nước làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thu non sông về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng bộ và Nhân dân hai huyện tiếp tục có nhiều hoạt động thể hiện mối tình đoàn kết keo sơn, thủy chung son sắt. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn do hậu quả của chiến tranh để lại, nhưng Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân nói riêng, Thanh Hóa nói chung vẫn tăng cường cho Quảng Nam, cho Quế Sơn hàng trăm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, tiếp tục chi viện lương thực, thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, văn hóa phẩm… Hàng chục người con của Thọ Xuân và con em Quảng Nam đang công tác ở Thọ Xuân, ở Nông trường Sao Vàng đã vào giúp Quảng Nam, giúp Quế Sơn hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Đáp lại tình cảm chân tình, thắm thiết, năm 1976, đoàn đại biểu lãnh đạo huyện Quế Sơn đã ra thăm, học tập kinh nghiệm xây dựng quê hương tại Thọ Xuân và tặng Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuân những món quà chính là chiến lợi phẩm thu được của kẻ thù như xe Zeep, xe máy Honda, súng AR15 và một số vật phẩm khác. Chuyến thăm và những món quà vô giá ấy đã thể hiện nghĩa tình gắn bó keo sơn giữa Đảng bộ và nhân dân hai huyện. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp được dựng xây từ những ngày gian khó, trong thời kỳ đổi mới, hai huyện thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, xã hội, giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Nhất là trong những ngày lễ, ngày kỷ niệm, những sự kiện trọng đại của hai địa phương, là dịp để gặp gỡ giao lưu, bày tỏ sự quan tâm thiết thực và chia sẻ niềm vui, động viên nhau xây dựng quê hương, đất nước. Khi hai huyện gặp thiên tai, lũ lụt, lãnh đạo hai huyện đã có mặt kịp thời để động viên, tiếp thêm sức mạnh, cùng nhau

636579718.jpg
vượt qua khó khăn, thử thách. Những năm gần đây (2013 - 2023), huyện Thọ Xuân đã trao tặng 25 sổ tiết kiệm và 10 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách của Quế Sơn với tổng trị giá 750 triệu đồng và 630 triệu đồng giúp khắc phục hậu quả thiên tai, 100 triệu đồng quỹ đền ơn đáp nghĩa. Đáp lại tình cảm đó, huyện Quế Sơn cũng thường xuyên cử các đoàn công tác ra Thọ Xuân thăm hỏi, trao đổi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương. Chỉ tính từ năm 2012 đến nay, Quế Sơn đã trao tặng 26 sổ tiết kiệm và 05 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình có công với cách mạng của Thọ Xuân với tổng giá trị 510 triệu đồng. Đồng thời động viên, giúp đỡ nhân dân Thọ Xuân bị thiệt hại do thiên tai với số tiền 235 triệu đồng, hỗ trợ 100 triệu đồng quỹ vì người nghèo, 100 triệu đồng quỹ đền ơn đáp nghĩa… Tất cả những việc làm ân nghĩa thủy chung xuất phát từ tấm lòng nhân ái, tình cảm trong sáng ấy đã kịp thời động viên, cổ vũ nhân dân hai huyện vượt qua khó khăn, thách thức, đưa sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu ngày càng to lớn và toàn diện hơn.
Thực hiện công cuộc đổi mới quê hương, đất nước, trong những năm gần đây, đặc biệt là sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII và hơn 01 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá; tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm xếp thứ 3 toàn tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Thu ngân sách nhà nước hằng năm vượt chỉ tiêu đề ra; công tác GPMB, giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao so với mặt bằng chung của tỉnh; kết cấu hạ tầng theo hướng đô thị; môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) 2 năm liền xếp thứ nhất cả tỉnh. Các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (toàn huyện có: 02 di tích Quốc gia đặc biệt, 04 di tích quốc gia, 02 di sản phi vật thể Quốc gia, 48 di tích cấp tỉnh); chất lượng giáo dục mũi nhọn duy trì tốp 4 toàn tỉnh. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được được giữ vững ổn định, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội được kiềm chế. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới và đạt kết quả tích cực; hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo được nâng lên. Tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận trong xã hội và niềm tin của Nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền tiếp tục được củng cố và tăng cường. Toàn huyện đang nỗ lực phấn đấu trở thành huyện Nông thôn mới nâng cao vào trước năm 2024, phấn đấu đến năm 2025 là một trong ba huyện dẫn đầu các phong trào của tỉnh, đến 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.
Cùng chung vui với những thành tích, kết quả của huyện Thọ Xuân, Đảng bộ và nhân dân Quế Sơn không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn, thách thức bằng ý chí tự lực, tự cường và sự năng động sáng tạo; do vậy đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Kinh tế luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 7,52%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

637127616.jpg
Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện và đạt kết quả tích cực, đến nay có 07/11 xã đạt chuẩn NTM, 01 xã NTM nâng cao (Quế Phú) và 13/62 khu dân cư được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu; diện mạo nông thôn có nhiều xã đổi mới. Đã hình thành một số mô hình sản xuất gắn với chế biến lâm - nông có hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư, ngày càng hoàn thiện, nhiều dự án giao thông thủy lợi đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng. Các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, y tế không ngừng phát triển theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa. An sinh xã hội được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, còn 3,44%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Đến với Quế Sơn hôm nay, không còn thấy sự hoang tàn của một thời chiến tranh ác liệt mà là một Quế Sơn đã liền da, thắm thịt, đang vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Quế Sơn không chỉ là vùng đất có truyền thống lịch sử và cách mạng, mà đang trên đà tăng tốc bứt phá đi lên. Cùng trong dòng chảy 55 năm nghĩa tình Thọ Xuân - Quế Sơn (20/11/1968-20/11/2023), năm 1986, thực hiện Quyết định số 289/QĐ-HĐBT ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, xã Quế Thọ, Quế Tân, Quế Bình và Quế Lưu của huyện Quế Sơn được tách ra để thành lập huyện Hiệp Đức. Năm 2008 thực hiện Nghị định số 42/2008/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Nông Sơn được thành lập trên cơ sở chia tách 5 xã vùng Tây của huyện Quế Sơn (Quế Lộc, Quế Trung, Quế Ninh, Quế Phước và Quế Lâm). Trong mạch nguồn ân tình, thủy chung đó, Thọ Xuân luôn dõi theo và đồng hành với quá trình xây dựng và trưởng thành của huyện Hiệp Đức, Nông Sơn. Thọ Xuân phấn khởi trước một Hiệp Đức ngày càng đổi mới phát triển đi lên. Từ một huyện thuần nông, hiện nay Hiệp Đức xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều ngành nghề trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông - lâm nghiệp. Thọ Xuân vui mừng khi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nông Sơn đoàn kết, thống nhất, phấn đấu đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, nỗ lực biến các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và thắng cảnh thành động lực phát triển kinh tế - xã hội vì Nông Sơn tươi đẹp.
Mối ân tình lịch sử Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn ngày càng keo sơn, gắn bó, tiếp tục được duy trì và phát triển. Tình kết nghĩa không dừng lại ở những việc qua lại, chia sẻ, hỗ trợ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn mà còn là sự trao đổi giúp nhau về ứng dụng khoa học kỹ thuật, phương pháp, kinh nghiệm, những định hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cùng tạo cơ hội cho nhau phát huy tiềm năng để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thọ Xuân luôn đồng hành cùng sự phát triển của huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Nông Sơn. Hòa chung niềm vui khi huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao; kịp thời chia sẻ, động viên với những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh mà huyện
 
kết nghĩa phải trải qua. Đặc biệt, trong những năm gần đây, lãnh đạo các huyện thường xuyên tổ chức các chuyến thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm giúp nhau cùng phát triển. Đồng thời lãnh đạo bốn huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động ý nghĩa như thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình thương binh, liệt sỹ, có công với cách mạng; xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách, hộ nghèo... trị giá hàng tỷ đồng. Bằng những nghĩa cử cao đẹp ấy, huyện Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn đã kịp thời cổ vũ, động viên nhau vượt qua mọi thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo nên những bước tiến vững chắc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng mối tình trong sáng, thủy chung Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn như dòng sông “chung đầu hợp cuối”, lắng đọng bồi đắp tình người, tình quê hương, và sẽ mãi mãi là niềm tự hào khắc sâu trong lòng mỗi người. Đó là tài sản vô giá của Đảng bộ và nhân dân huyện Thọ Xuân - Quế Sơn và hai huyện Hiệp Đức, Nông Sơn mà thế hệ hôm nay cần phải gìn giữ, bồi đắp, tiếp nối cho các thế hệ mai sau, phát triển mối quan hệ nghĩa tình đặc biệt này lên tầm cao mới; nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, điều kiện tương đồng ở mỗi địa phương, xây dựng huyện Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn không chỉ giàu mạnh về kinh tế mà còn trở thành hình mẫu trong tình cảm đồng chí anh em.
Kỷ niệm 55 năm Ngày kết nghĩa hai huyện Thọ Xuân - Quế Sơn, không chỉ là dịp để ôn lại tình cảm thiêng liêng mà Đảng bộ và Nhân dân hai huyện đã dày công xây dựng, vun đắp và gìn giữ từ những năm tháng ác liệt của kháng chiến chống Mỹ cứu nước; tri ân những mất mát, hy sinh của quân và dân hai huyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; là dịp để khẳng định giá trị bền vững của nghĩa tình Thọ Xuân - Quế Sơn - Hiệp Đức - Nông Sơn. Từ đó tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ 4 huyện tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông, cùng nhau vun đắp tình cảm bền chặt; trân trọng, gìn giữ “tài sản chung vô giá” đó. Đây chính là nguồn sức mạnh, động lực tinh thần to lớn để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân 4 huyện cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu vươn lên, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./. 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính